8. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước:
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã tích
cực tạo dựng hành lang pháp lý cho triển khai ứng dụng CNTT, quan tâm triển khai dịch vụ công trực tuyến và đưa các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến vào Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm của thành phố. Cụ thể, đã ban
hành các văn bản: Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về ban hành Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số
3855/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành
Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2012 - 2015,...
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Hà Nội đã đầu tư nguồn lực lớn cho hoạt động dịch vụ công trực tuyến.
Nhờ vậy, đến năm 2014, Hà Nội đã có các thành phần cơ bản của chính quyền điện tử như kết nối mạng WAN cho 100% cơ quan nhà nước,
thiết lập và vận hành tốt trung tâm dữ liệu nhà nước thành phố theo chuẩn
quốc tế; triển khai cổng thông tin thành phố là nền tảng tích hợp các trang thông tin, cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; triển khai một số phần mềm dùng chung như phần mềm 1 cửa liên thông; triển khai 17 hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm đúng tiến độ đề ra; triển khai các ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, đã có 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 2 trở lên, trong đó 108 dịch vụ công cấp độ 3 - 4.
Ban Chỉ đạo Chương trình CNTT thành phố đã triển khai đánh giá xếp
hạng ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước tại Hà Nội. Việc đánh giá,
xếp hạng được tiến hành trên 4 nhóm nội dung chính: hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ và phục vụ người dân, doanh nghiệp; nguồn nhân lực triển khai ứng dụng CNTT; cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng dụng CNTT. Thành phố Hà Nội đã có văn bản nhằm tăng cường thực hiện họp trực tuyến, đưa tiêu chí ứng dụng họp trực tuyến của các sở, ngành, quận, huyện vào kết quả đánh giá xếp loại ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố hằng năm. Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện xây dựng Đề án thí điểm thực hiện “cơ quan điện tử”.
1.3.2.2. Thành phố Đà Nẵng:
Hiện nay, Đà nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước đã cung cấp
100% dịch vụ công trực tuyến theo mô hình chính quyền điện tử; trong đó
trên 41,6% là dịch vụ công trực tuyến mức 3 và mức 4.
Để có những kết quả trên, Đà Nẵng đã không ngừng kiện toàn hạ tầng
CNTT-TT, tạo bước phát triển mới, bảo đảm việc kết nối thông tin giữa các
sở, ban, ngành, quận huyện, các ban Đảng và cơ quan Trung ương. Đây là nền
tảng giúp triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT tại các đơn vị, từng bước góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử tại Đà Nẵng.
Để đảm bảo cung cấp hạ tầng CNTT-TT cho các cơ quan nhà nước, UBND thành phố đã tập trung đầu tư vào hạ tầng với quy mô lớn và hiện đại. Mạng trục thành phố được thiết lập bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng và triển khai đến 72 đơn vị từ văn phòng UBND thành phố đến các sở, ngành, quận huyện, đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2009 với đường truyền 100Mbps dùng Internet trực tiếp. Đường truyền này cũng đủ mạnh để triển khai họp trực tuyến với Chính phủ, bộ, ngành Trung ương khi có yêu cầu. Năm 2010 nhiều trung tâm về CNTT tại Đà Nẵng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động như: Khu Công nghiệp CNTT tập trung,
Trung tâm dữ liệu (Data Center), Trung tâm giao dịch, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT...
Từ kết quảtriển khai ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực
tuyến tại thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Sự thống nhất, quyết tâmchính trị của lãnh đạocác cấp;
- Vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp;
- Có chiến lược phát triển CNTT và xây dựng nền tảng chính quyền
điện tử;
- Tổ chức tham quan, nghiên cứu những mô hình tốt về ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực và khả năng giao tiếp, ứng xử tốt làm việc tại bộ phận một cửa và cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý giải quyết
hồ sơ công việc hành chính có liên quan tổ chức và công dân tại các phòng
chuyên môn; đồng thời tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa;
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, địa điểm tiếp dân tiện lợi, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dịch vụ
công trực tuyến trong mọi tầng lớp nhân dân.
1.3.2.3. Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu:
Trao đổi các văn bản, tài liệu chính thức giữacác CQNN thuộc tỉnh
hoàn toàn dưới dạng điện tử
Việc cung cấp thông tin, trao đổi các văn bản, tài liệu điện tử giữa
các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chủ yếu qua các kênh phổ
biến: Trang TTĐT, hệ thống thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản điều hành eOffice. Và trở thành kênh chính thống của chính quyền Bà
Rịa - Vũng Tàu trong việc cung cấp các chính sách, quy định pháp luật và thủ tục hành chính, DVCTT phục vụ công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời, để gúp phần đẩy mạnh hoạt động trao đổi văn bản
điện tử, Sở TT&TT đã triển khai tích hợp hệ thống thư điện tử vào phần
mềm quản lý văn bản (eOffice) đang triển khai ở hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành
Hệ thống quản lý văn bản điều hành (Phần mềm văn phòng điện tử eOffice) đã được triển khai tại 22 cơ quan hành chính cấp tỉnh; Trên 80 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và các sở, ngành; 8/8 huyện, thành phố; 82/82
đơn vị cấp xã (triển khai sử dụng trên máy chủ tập trung của UBND cấp huyện); Việc ứng dụng phần mềm ngày cải thiện, nhiều sở, ngành triển khai phần mềm đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo điều hành (máy chủ tập trung tại sở, ngành). Đặc biệt tại các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo nhiều đơn vị sử nghiệp đã triển khai và khai thác hiệu quả tiện ích của phần mềm cho công tác quản lý điều hành của sở, tiết kiệm chi phí in ấn giấy tờ, giảm thời gian giải quyết công việc hơn so với trước đây: Sở Y tế triển khai tại 15 đơn vị trực thuộc (Sở đã tổng kết từ việc tổ chức khảo sát tại các đơn vị đều đã sử dụng tốt các tiện ích của phần mềm); Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai cho 45 đơn vị trực thuộc (không sử dụng nguồn CNTT do UBND tỉnh giao).
Sử dụng chữ ký số và con dấu điện tử trên phần mềm quản lý
văn bản:
Các cơ quan đã ứng dụng chữ ký số và con dấu điện tử trong việc phát hành văn bản đi trên phần mềm eOffice có: Sở Công thương, TT&TT, Nội vụ, Ngoại vụ, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các
khu công nghiệp, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động – Thương binh và xã
hình Tỉnh. Trong đó, Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Xây dựng chỉ sử dụng con dấu điện tử (lãnh đạo chưa sử dụng chữ ký điện tử).