Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn

thôn

Trƣớc khi đi vào tìm hiểu khái niệm quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn thì chúng ta cần phải nắm vững khái niệm thế nào là quản lý nhà nƣớc. Theo thuật ngữ hành chính “quản lý nhà nƣớc” đƣợc sử dụng khá phổ

biến với nhiều cách tiếp cận khác nhau:

- Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của toàn bộ máy nhà

nƣớc cơ quan quyền lực nhà nƣớc: Quốc hội; các cơ quan hành chính nhà nƣớc: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban hành chính các cấp; cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các các viện kiểm sát nhân dân các cấp. Ví dụ:

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và

nghị quyết của Quốc hội: xét báo các hoạt động của Chủ tịch nƣớc, Ủy ban

thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nƣớc là hoạt động riêng hệ thống cơ

quan hành chính nhà nƣớc (quản lý hành chính nhà nƣớc): Chính phủ, các bộ,

cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban chuyên môn Ủy ban nhân dân. Ví dụ: Chính phủ thống nhất

hoạch giáo dục - đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng, học hàm, học vị. các hình thức giáo dục khác, thực hiện phổ cấp giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ,…

- Một số nhà nghiên cứu hành chính, luật pháp cho rằng:

+ Quản lý nhà nƣớc là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền bằng bộ

máy nhà nƣớc (công quyền) để điều chỉnh các quá trình - xã hội và hành vi

của công nhân và mọi tổ chức xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa - xã hội

nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.

+ Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của Nhà nƣớc trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nƣớc;

+ Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời;

+ Quản lý nhà nƣớc (quản lý hành chính nhà nƣớc) là hoạt động hành

chính của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nƣớc (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp;

Qua đó, có thể hiểu quản lý nhà nƣớc theo nghĩa bao quát là nói chức năng tổng thể bộ máy nhà nƣớc với tƣ các là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt

động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Mặc dù có nhiều giải thich khác nhau

về quản lý Nhà nƣớc nhƣng thực chất về nội dung chúng đều có những điểm giống nhau, có những đặc điểm cơ bản phản ánh bản chất của quản lý nhà nƣớc nhƣ:

+ Chủ thể quản lý nhà nƣớc là cơ quan nhà nƣớc, bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tƣ pháp;

+ Khách thể của quản lý nhà nƣớc là các quá trình xã hội (trật tự quản lý nhà nƣớc, trật tự xã hội... do pháp luật quy định) và hoạt động của con ngƣời;

+ Quản lý nhà nƣớc là hoạt động chấp hành và điều hành.

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm quản lý nhà nƣớc của các

học giả, các nhà nghiên cứu, có thể thống nhất một khái niệm chung nhất về

quản lý nhà nƣớc nhƣ sau: Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực

hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển - xã hội, nhằm mục đíchổn định và phát triển đất nước[34, 155].

Từ đó có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn nhƣ sau:

Quản lý nhà nước về phát triển nông thôn là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước thông qua một bộ máy quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực, các hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn nhằm phát

triển nông thôn theo mục tiêu đã định trước.

Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về phát triển nông thôn có sự khác biệt với

các loại quản lý đối với nông thôn khác đó là sử dụng quyền lực nhà nƣớc với

một bộ máy nhà nƣớc trao cho quyền sử dụng các quyền lực đó. Tất cả chủ

thể của các quá trình, các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn

đều chịu sự tác động của quyền lực này để phát triển đúng hƣớng và phù hợp

với lợi ích chung của cộng đồng dân cƣ nông thôn theo các mục tiêu mà Nhà nƣớc đã định hƣớng mà mục tiêu chung nhất cho mọi thời kỳ là không ngừng

phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

cho ngƣời dân nông thôn, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)