7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nông thôn
- Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiến hành
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý. Hƣớng chuyển dịch là giảm tỷ trọng các giá trị sản phẩm cây lƣơng thực, tăng tỷ
trọng cây công nghiệp, rau, quả, chăn nuôi, còn hƣớng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn theo hƣớng ổn định hiệu quả và bền vững; khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Trên đây là các chủ trƣởng, định hƣớng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng và với sự phát triển của nông thôn, nông nghiệp trong cả nƣớc nói chung.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nông thôn triển nông thôn
Phát triển nông thôn, từng bƣớc xóa đói giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc Lào, là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định, phát
triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện đƣợc
các chủ trƣơng, chính sách này, phải thực hiện các biện pháp sau:
Công cuộc đổi mới của nƣớc CHDCND Lào đang chuyển sang giai đoạn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nƣớc, muốn có hiệu lực và hiệu quả phải xây dựng đƣợc hệ thống quan điểm rõ ràng và có một phƣơng án tổng thể. Điều đó cho thấy đối cới lĩnh vực quản lý đặc thù nhƣ quản lý dự án, chƣơng trình phát triển nông thôn lai càng đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, tổng thể mới có thể tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả QLNN.
Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với dự án đầu tƣ ở tỉnh Xiêng
Khoảng phải sử dụng các quy phạm pháp luật đầu tƣ của Trung ƣơng ban
hành. Do đó để tăng cƣờng QLNN bằng pháp luật đối với phát triển nông
thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng thì vấn đề đầu tiên Nhà nƣớc cần phải hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật đầu tƣ, đất đai ban hành còn ít,
nhƣng văn bản pháp luật đất đai đã ban hành còn mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp, nhiều vấn đề chƣa đƣợc quy định đã gây không ít khó khăn cho
việc QLNN đất đai theo pháp luật. Những bất cập tồn tại ngay trong Luật đất
đai, các văn bản hƣớng dẫn thi hành và cả văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phƣơng về đất đai. Vì thế, để tăng cƣờng quản lý đất đai bằng pháp luật cần phải cải cách hoạt động xây dựng pháp luật đất đai một cách
triệt để. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đặt ra yêu cầu nhƣ: “các luật ban
hành phải đúng thực tế và yêu cầu khách quan; nội dung của pháp luật phải chính xác; tuyên truyền giáo dục pháp luật phổ biến; mọi ngƣời phải thừa nhận coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh; có sự theo dõi giám sát chặt chẽ
trong việc tổ chức thực hiện pháp luật”. Vì vậy cần tập trung xây dựng một
Luật đầu tƣ, Luật đất đai mới, có phạm vi điều chỉnh rộng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động QLNN về chƣơng trình phát triển nông thôn. Trƣớc mắt cần tập trung rà soát, kịp thời phát hiện, xử lý những mâu thuẫn, chồng
chéo giữa văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo sự thống nhất. Mặt khác,
các quy định mới về quản lý và tiến hành các dự án xây dựng các kết cấu hạ tầng vào các khu vực nông thôn để đáp ứng yêu cầu QLNN trong tình hình mới.
Từ thực tiễn QLNN bằng pháp luật đối với nhà đầu tƣ ở tỉnh Xiêng
Khoảng thấy rằng cần phải hoàn thiện một số quy định cụ thể sau:
Hệ thống pháp luật đầu tƣ cần đƣợc ban hành đầy đủ, đồng nộ kịp thời. Các quy phạm pháp luật có liên quan, nhất là các quy định trong Luật đất đai cần cụ thể, rõ ràng có thể áp dụng ngay vào giải quyết các vấn đề vƣớng mắc
nảy sinh trong quá trình sử dụng đất mà không cần phải có văn bản quy phạm
pháp luật hƣớng dẫn thi hành.
Trong trƣờng hợp cần có văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành thì văn bản quy phạm pháp luật này cần ban hành và có hiệu lực đồng
thời với hiệu lực của Luật đất đai. Không ngừng nâng cao chất lƣợng các
VBQPPL đất đai của địa phƣơng, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật phải sát với tình hình thực tiễn địa phƣơng, nhất là các quy định về làm nông nghiệp, đất làm kinh doanh, đất làm nhà, đất công cộng... căn cứ thu tiền sử dụng đất khi giao đất, giao rừng, tính thuế chuyển quyền sử dụng, thu hồi đất.
Cần bổ sung nội dung QLNN về đất đai trong phạm vi dự án khác; cần có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cấp có thẩm quyền quyết định về
chuyển mục đích sử dụng từ đất vƣờn, đất nông nghiệp sang đất ở, quy định
về việc cho phép hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu về đất ở đƣợc đổi đất nông,
lâm nghiệp đƣợc giao để lấy đất thổ cƣ theo quy hoạch nhƣng phải nộp tiền
chuyển mục đích sử dụng để đáp ứng nhu cầu đất ở ngày càng bức xúc trong
nhân dân. Cần có quy định cụ thể khắc phục tình trạng chuyển từ đất doanh trại (phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng) sang cấp nhà ở cho gia đình quân dân mà chính quyền địa phƣơng không kiểm soát đƣợc, không phù hợp với quy định thẩm quyền giao đất và quy hoạch của địa phƣơng.
Nhƣ vậy QLNN bằng pháp luật đối với phát triển nông thôn thì cần đƣợc đổi mới, phải tăng cƣờng trên cả ba lĩnh vực từ xây dựng, hoàn thiện
pháp luật đầu tƣ, luận đất đai đến tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ quyền
và nghĩa vụ của nhân dân.
Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các dự án đầu tƣ chỉ có thể
đƣợc thực hiện và thực hiện thành công khi có sự tăng cƣờng, đối với một cách đồng bộ các yếu tố đó.
Sửa đổi nội dung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh
Xiêng Khoảng, Cụ thể là:
- Tiến hành ngay việc rà soát, tập hợp văn bản quy phạm pháp luật (văn
bản pháp quy) của tỉnh Xiêng Khoảng, xác định những lĩnh vực nào đã có văn
bản pháp quy thay thế, những lĩnh vực nào vẫn còn áp dụng quy định của tỉnh
trƣớc đây. Các văn bản pháp quy cần đƣợc tập hợp hóa một cách đầy đủ, phát
hành rộng rãi để cán bộ, công chức vànhân dân lắm đƣợc những quy định của
tỉnh về quản lý và thực hiện.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động lập quy, trƣớc hết phải đảm bảo tính
thống nhất với văn bản của cấp trên, không trái luật. Trƣớc khi ban hành một văn bản pháp quy, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch ban hành, còn phải chú ý tới việc tập hợp đầy đủ các quy định có liên quan trong các văn bản của Trung ƣơng, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc ban hành. Cần loại trừ ngay hiện tƣợng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, nội dung quy định trái với văn bản chƣơng trình khác không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn, phải thực hiện dự
án và sử dụng đất đai đúng mục đích.
- Việc ban hành văn bản pháp quy của nông thôn phải chú ý tới tính cấp
thiết và tính khả thi, rõ ràng, đúng thời điểm của văn bản. Tăng cƣờng năng lực lập quy trong lĩnh vực đất đai không đồng nghĩa với việc trung ƣơng ra văn bản gì thì địa phƣơng cũng phải có văn bản cụ thể hóa. Chỉ ra văn bản
đƣợc do đặc thù địa phƣơng và thực tiễn quản lý dự án và sử dụng đất đai của địa phƣơng đòi hỏi phải có hƣớng dẫn cụ thể để thi hành văn bản pháp luật đạt kết quả cao nhất.
- Đối với những nội dung cụ thể của QLNN về dự án và đất đai mà Nhà
nƣớc chƣa có văn bản quy định, việc xây dựng văn bản pháp quy của địa phƣơng cần phải hết sức thận trọng, tránh tình trạng sẽ mâu thuẫn với các văn bản pháp luật Trung ƣơng, nhất là khi đã đƣợc triển khai thực thi trên thực tế sẽ để lại hậu quả rất lâu dài và khó khắc phục.
- Cần phát huy vai trò của cơ quan thẩm định văn bản pháp quy trong
quá trình xây dựng và ban hành văn bản pháp quy của tỉnh. Không thể xảy ra tình trạng văn bản đƣợc ban hành rồi cơ quan có trách nhiệm thẩm định mới biết và có ý kiến phản hồi. Nhƣ vậy sẽ không đaem bảo ý nghĩa, vai trò của cơ quan tham mƣu, thẩm định văn bản pháp quy của tỉnh theo quy định của pháp luật.
3.2.1.2. Hoàn thiện chính sách đối với phát triển nông thôn
Thứ nhất, chính sách ƣu tiên về kinh tế - xã hội đối với những bản nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện từng bƣớc vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo ở
nông thôn.
Giải pháp này xuất phát từ thực tế của sự phát triển không đồng đều
giữa các huyện và các cụmdân cƣ trong vùng, do những sự khác biệt về hoàn
cảnh và điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, truyền thống, tập quán, trình độ dân
trí...
Đối với những hội ngƣời có công với cách mạng, hộ thân nhân liệt sĩ, những hộ khó khăn có chủ gia đình là phụ nữ, hộ đông con, các hộ nông thôn nơi còn thiếu cơ sở hạ tầng, cần phải có sự tập trung ƣu tiên nguồn lực cho họ.
Việc ƣu tiên nguồn lực cho hộ nghèo và bản nghèo gồm: mở mang
đƣờng giao thông, cung cấp điện, phát triển giáo dục, bảo đảm nƣớc sinh hoạt
xuất, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động giao lƣu văn hóa. Để thực hiện sự đầu tƣ nguồn lực cần phải có sự kết hợp giữa chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc với việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nguồn lực tại chỗ của địa phƣơng, tranh thủ sự giúp đỡ của trung ƣơng và viện trợ của quốc tế.
Đây cũng đƣợc coi là một giải pháp quan trọng nhằm tạo ra nguồn vật
chất từ sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cả sự phát triển văn hóa để
thay đổi lốisống. Nhiệm vụ này thể hiện tính chủ động, tích cực của Đảng và
Nhà nƣớc Lào trong công tác phát triển nông thôn, chống đói nghèo bằng
cách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, đi đôi với hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đói nghèo, chính quyền địa phƣơng cần có chính sách khuyến khich mọi ngƣời dân làm giàu hợp
pháp.
Từ thực tiễn của nền kinh tế thị trƣờng và từ yêu cầu khách quan của việc tạo ra động lực kích thích sự phát triên kinh tế trong tiến trình thực tiễn đƣờng lối đổi mới của Đảng, việc tạo ra đầy đủ các điều kiện cần thiết để thu hút những ngƣời có vốn ở trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển sản xuất, khuyến khích những ngƣời dân trong vùng có vốn mạnh dạn tổ chức các ngành nghề sản xuất hàng hóa để trở nên giàu có là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy chính bộ phận dân cƣ giàu có nhờ biết cách tổ chức bỏ vốn, phát triển sản xuất, nâng mức thu nhập, đã kích thich bộ phận dân cƣ này và thu hút bộ phận dân cƣ xung quanh phát triển sản xuất, cùng làm giàu.
Thứ ba, chính sách bảo đảm cho trƣơng trình phát triển nông thôn và
xóa đói giảm nghèo.Trọng tâm của công tác phát triển nông thôn toàn diện là
nâng cao mức sống - xóa đói giảm nghèo, tập trung vào 4 ngành chủ yếu nhƣ
sau:
- Xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông vận tải thông suốt giữa các vùng,
điện, hệ thống nƣớc sạch, hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống bƣu điện viễn thông nông thôn.
- Phát triển nông - lâm nghiệp gắn liền với phát triển thủy lợi, là cơ sở
để mở rộng diện tich canh tác đƣa nông nghiệp từ chỗ sản xuất tiêu dùng trở thành sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mơi. Đối với tỉnh
Xiêng Khoảnglà tập trung sản xuất lúa, chăn nuôi để xuất khẩu.
- Phát triển giáo dục một cách toàn diện: có chính sách ƣu đãi về phát
triển phổ thông trong đó chú trọng giáo dục thể giục trong nhà trƣờng, tạo
thuận lợi cho học sinh giới nữ và ngƣời dân tộc có cơ hội vƣơn lên. Đồng thời cũng tổ chức lớp bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn về sản xuất, quản lý và dịch vụ cho những ngƣời sản xuất hàng hóa.
- Phát triển ngành y tế gắn liền với các công tác phòng trống dịch bệnh.
chăm sóc sức khỏe tập trung vào cấp cơ sở là chủ yếu, đồng thời bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức phục vụ, cho cán bộ nhân viên của
ngành y tế, từ bác sĩ, y tá, y sĩ cho đến lực lƣợng tự nguyện cấp bản.