Tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử
dụng đất đô thị ở Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2012-2016 được thống kê qua
55
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả giải quyết đơn thư khiếu nạivề đất đai ở đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng(Giai đoạn 2012 - 2016)
Năm Số đơn khiếu nại về đất đai ở đô thị Số đơn đã giải quyết Đạt tỷ lệ (%) 2012 05 05 100 2013 10 10 100 2014 14 14 100 2015 27 27 100 2016 28 28 100 Tổng: 84 84 100
(Nguồn: Thanh tra Quận Hai Bà Trưng)
Số liệu thống kê (Bảng 2.3) cho thấy, 100% các vụ khiếu nại hành
chính về đất đai ở quận Hai Bà Trưng đã được giải quyết đảm bảo thời hạn
theo quy định của pháp luật về khiếu nại. UBND quận trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị đã xây dựng chi tiết kế hoạch giải quyết cụ thể từng vụ việc một, chỉ đạo các cấp trong quận tiếp công dân phải gắn với giải quyết khiếu nại; đối với các vụ việc phức tạp có liên quan đến dự án giao, cho thuê đất, UBND quận đã tổ chức các cuộc họp tư vấn, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của UBND thành phố Hà Nội.
Thanh tra, kiểm tra là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó tăng cường trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo
đối với thủ trưởng các cấp, các ngành. Từ năm 2012- 2016, UBND quận Hai
Bà Trưng đã tiến hành 20 cuộc thanh các cơ quan, đơn vị về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị ở 26 cơ quan, đơn vị.
56
đã được các cấp trên địa bàn quận thực hiện đúng quy định của pháp luật. Qua đó, đã kịp thời phát hiện và uốn nắn những thiếu sót, hướng dẫn về nghiệp vụ, tăng cường trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị; kịp thời rút kinh nghiệm, có những biện pháp tích cực đưa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận ngày càng tốt hơn.
2.3.3. Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất đô thị ở quận Hai Bà Trưng
Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại về đất đai
nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị nói riêng trên địa bàn Quận thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo tích cực của cấp uỷ các cấp, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, tạo được sự thống nhất của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác này được nâng lên rõ rệt.
Lãnh đạo các cấp đã chỉ đạo giải quyết kịp thời đối với các vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị có tính chất phức tạp, đông người; thực hiện tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Trong quá trình giải quyết khiếu nại đã chú trọng công tác đối thoại với người khiếu nại, đã kết hợp giữa vận động, thuyết phục với phân tích thấu tình, đạt lý để công dân hiểu và tự giác chấp hành. Đối với những vụ việc phức tạp, những vụ việc đã có quyết định giải quyết lần hai nhưng công dân vẫn còn tiếp khiếu, lãnh đạo các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo rà soát, tiến hành đối thoại công khai, dân chủ, từ đó đã có những biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm.
Xác định được mục đích và ý nghĩa của công tác tiếp công dân là cầu
57
chỉ đạo sát sao của ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng các cấp, các ngành trong quận đã chú trọng quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo đúng quy định. Hầu hết các đơn vị hành chính trên địa bàn quận đã bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận lợi, niêm yết công khai lịch, nội quy tiếp công dân, kiện toàn bộ máy giúp việc và bố trí cán bộ có phẩm chất
đạo đức, có năng lực công tác, am hiểu chính sách pháp luật làm công tác
tiếp công dân.
Thực hiện chế độ tiếp công dân thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định. Ban Tiếp công dân quận được đảm bảo các điều kiện vật chất và
các phương tiện cần thiết khác theo qui định, sau mỗi kỳ tiếp công dân của
lãnh đạo quận, Văn phòng HĐND&UBND quận kịp thời ban hành thông báo kết luận của lãnh đạo quận với các nội dung đã tiếp công dân; có kế hoạch theo dõi, đôn đốc địa phương thực hiện nghiêm túc những nội dung đã kết luận để thông tin cho công dân biết.
Ủy ban nhân dân Quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường và Thủ trưởng các đơn vị bố trí tiếp công dân trong tháng theo quy định. Công dân đến Trụ sở tiếp công dân đều được đón tiếp chu đáo,
được trình bày tâm tư nguyện vọng và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của
mình. Do đó, công tác tiếp công dân trên địa bàn quận đã ổn định, nề nếp, chất lượng công tác tiếp dân đã được nâng cao.
Thủ trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra quận đã có
nhiều biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai ở đô thị. Hầu hết các đơn thư khiếu nại về đất đai ở đô thị mới phát sinh đều được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Việc giải quyết về cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai. Đặc biệt, đã chủ động rà soát các vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị kéo dài, phức tạp, tổ chức đối thoại trực tiếp với những người khiếu nại và có
58
biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, không để đơn thư tồn đọng, góp phần giữ vững sự ổn định về an ninh trật tự.
2.4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG
2.4.1. Những hạn chế
- Một số UBND phường còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại về
đất đai đô thị của công dân, do vậy việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại thiếu
thống nhất, tập trung, chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng
trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị, chưa gắn việc giải quyết vớiyêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, do vậy nhiều vụ việc mới phát sinh nhung không được giải quyết kịp thời, gây bức xúc cho nhân dân.
- Một số Ủy ban nhân dân phường chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận
đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu nại đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu nại, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm.
- Đất đai đặc biệt là đất đai đô thị là vấn đề phức tạp, đã và đang phát
sinh nhiều khiếu nại, nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đất đai đô thị đòi hỏi phải có các bước thẩm tra, xác minh, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách, nhưng đội ngũ cán bộ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
59
đai đô thị của công dân còn hạn chếvề trình độ, năng lực chuyên môn. Đồng
thời, cách giải quyết khiếu nại còn quá cứng nhắc, rập khuôn theo quy định; chưa chú ý xem xét đến tính lịch sử của các vấn đề gây khiếu nại. Quá trình thẩm tra, xác minh để giải quyết của các cấp, các ngành nhiều trường hợp còn đơn giản, chưa đi sâu, tìm hiểu kỹ các tài liệu trong hồ sơ, chưa phân tích kỹ để xác định đúng chứng cứ nên việc phân tích đôi khi thiếu khách quan, một chiều (có vụ việc xảy ra không phức tạp, nhưng cách giải quyết ban đầu của chính quyền cơ sở chưa chính xác hoặc né tránh, đùn đẩy, làm phức tạp, dẫn đến kéo dài). Một số công chức thực thi nhiệm vụ chưa tốt, xử lý công việc
chưa minh bạch, rõ ràng gây khó khăn trong quá trình giải quyết khiếu nại về
đất đai đô thị.
- Việc phối hợp giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có
nhiều vụ việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân khiếu nại dai dẳng.
- Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật nói chung, pháp
luật về khiếu nại đất đai đô thị nói riêng trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong cộng đồng dân cư chưa thường xuyên nên nhận thức của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn mơ hồ.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Sự chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật liên quan
đến giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và đất đai đô thị nói riêng. Như
quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng
có nhiều điểm chưa đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Về việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng có sự khác nhau giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai. Ví dụ: Theo qui định về quản lý xây dựng thì những trường hợp nhà “siêu mỏng”, “siêu nhỏ” phải tiến hành
60
cưỡng chế, tháo dỡ. Tuy nhiên, đất để xây dựng những ngôi nhà đó lại là một phần còn lại từ khu đất mà phần lớn đã bị nhà nước thu hồi. Như vậy, đối
tượng vẫn còn quyền sử dụng đất hợp pháp và lại không có nơi ở, không được
bố trí tái định cư. Việc các cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính,
buộc tháo dỡ công trình, lập lại trật tự, mỹ quan đô thị là điều cần thiết. Đây
chính là sự không đồng bộ giữa Luật Đất đai và Luật Xây dựng. Luật Đất đai
quy định Nhà nước cho phép giữ lại để sử dụng đất thì không thể xem là đất
bất họp pháp. Tuy nhiên, sử dụng vào mục đích gì cho hợp pháp thì không có
văn bản hướng dẫn. Khi đó, người dân tìm cách xây nhà dưới diện tích tối
thiểu được phép xây dựng thì lại rơi vào trường hợp vi phạm pháp luật theo
Luật Xây dựng và các quy chuẩn xây dựng hiện hành. Vềtính thống nhất của
các quy định pháp luật về các loại hợp đồng, giấy tờ chuyển quyền sử dụng
đất trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành có sự khác nhau
giữa pháp luật vềđất đai và pháp luật về dân sự. Tình trạng pháp luật như vậy
đã dẫn đến cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật của các cơ quan hành
chính cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Cơ chế, chính sách hiện nay chưa chú ý đúng mức đến quyền lợi
người dân, chưa đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân có đất đô thị
được chuyển đổi mục đích sử dụng; chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định đất
đô thị đã sử dụng ổn định; chưa phân biệt được giữa việc lấn, chiếm đất với
việc khai thác đất, khai hoang, phục hóa; chưa phân biệt rõ chính sách thu
hồi đất đô thị giao cho doanh nghiệp làm khu công nghiệp, trụ sở, khu du
lịch, xây dựng nhà ở để kinh doanh... Giá đất đô thị trong bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng một dự án nhưng bồi thường giai đoạn trước giá thấp,
giai đoạn sau giá cao hơn; cùng một khu đất đô thị nhưng các công trình của
nhà nước thì đền bù giá; thấp hơn so với các dựán của nhà đầu tư; cùng một
61
thường thay đổi thường xuyên dẫn đến tình trạng không công bằng như:
những người dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách thì được
nhận tiền bồi thường thấp trong khi những người cố tình không chấp hành,
chây ỳ thì được giải quyết giá bồi thường cao hơn. Nhiều trường hợp các hộ
dân bị thu hồi đất những năm trước đây do giá bồi thường thấp, không được quan tâm giải quyết việc làm, tái định cư hoặc sử dụng tiền đền bù không có hiệu quả nay rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bần cùng cũng là nguyên nhân
bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo.
Cơ sở pháp lý thực hiện giải quyết khiếu nại đất đai đô thị hiện nay chưa được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại, cũng như được quy định
trong Luật Đất đai. Mà khiếu nại về đất đai đô thị chỉ được bao hàm chung
trong giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung. Như vậy, người thực thi pháp luật cũng như người dân khiếu kiện cũng sẽ gặp khó khăn trong việc phân định, đưa ra những câu trả lời chính xác nhất.
2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố
đất đô thị trong nội bộ nhân dân không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ, đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không đồng hộ,
sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn
đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Do các biến động của lịch sử và ý thức người dân chưa cao nên khâu lưu giữ tài liệu, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản của cá nhân, tổ chức chưa tốt nên khi có khiếu nại họ không đủ chứng cứ chứng minh, vì vậy
62
- Công chức làm công tác giải quyết khiếu nại tại quận Hai Bà Trưng là
công chức tư pháp kiêm nhiệm , giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị thuộc hệ
thống các cấp hành chính là những người không chuyên, được đào tạo pháp luật chưa kỹ và còn thiếu kinh nghiệm, quyền hạn trong việc thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ còn hạn hẹp. Trong khi đó, các vụ việc khiếu nại về đất đai, đặc biệt là đất đai đô thị rất phức tạp. Công tác quản lý đất đai đô thị ở một số phường trên địa bàn quận chưa được quan tâm đúng mức, trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức hay bị thay đổi. Ví dụ, như vụ giải
quyết khiếu nại lần 2 của bà Nguyễn Thị Ngọc – địa chỉ số 3 ngõ 122 Định
Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội - đối với quyết định giải toả ki ốt thu hồi đất
công của UBND phường Cầu Dền. Tại quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
số 546/QĐ-UBND ngày 24/1/2014 của UBND quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu
UBND phường Cầu Dều làm thủ tục hủy bỏ theo quy định của pháp luật, đồng thời kiểm điểm việc ban hành các thông báo truy thu thuế sử dụng đất năm 2007, 2008 và thu thuế nhà đất đối với những người sử dụng ki ốt trên đất công
UBND phường được giao trách nhiệm quản lý tại đoạn đầu ngõ 27 Đại CồViệt
gây khiếu kiện do ban hành không đúng thẩm quyền và không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
- Nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai đô thị mặc dù UBND quận đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực