HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1 Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Đất đai (Trang 30 - 33)

2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước

Quốc hội là người quyết định nhiều chính sách quan trọng trong sự phát triển của đất nước, là cơ quan thông qua các văn bản luật, quyết định các vấn đề chiến lược để phát triển đất nước, trong quản lý đất đai Quốc hội có thẩm quyền:

- Phê chuẩn các quy hoạch, chiến lược trong quản lý và sử dụng đất đai, thông qua quyết định các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cá nước, hoạch định các chính sách phát triển lâu dài trong quản lý và sử dụng đất.

- Thực hiện quyền quyết định và giảm sát tối cao với việc quán lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

Ủy ban thường vụ Quốc hội ra các quyết định quan trọng, ban hành pháp lệnh và các quy định khác để chính phủ quyết định một cách cụ thể như quyết định về thời hạn để Chính phủ cho thuê đất đối với các dự án thời hạn cho thuê từ 50 đến 70 năm, quy định về hạn mức nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.

Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương thông qua các nghị quyết, quyết định các vấn đề cụ thể; thực hiện chức năng giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai; thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

2.2. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm Chỉnh phủ và UBND các cấp. Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. UBND chịu trách nhiệm quản lý đất đai tại địa phương.

- Cơ quan quản lý chuyên môn về đất đai.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quán lý nhà nước về các tài nguyên và môi trường. (Từ năm 1979 đến năm 1994 cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai là Tổng cụ quản lý ruộng đất, từ năm 1994 đến năm 2002 là Tổng cục địa chính, từ năm 2000 đến nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng quản lý tài nguyên đất, các tài nguyên khác và môi trường; đo đạc bản đồ và đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thuộc UBND cấp huyện có chức năng quản lý tài nguyên đất, các tài nguyên khác và môi trường; đo đạc bản đồ và, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Riêng ở cấp cơ sở hiện nay chưa có cơ quan quản lý chuyên môn về đất đai mà chỉ có Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trong công tác quán lý đấy đai. Theo Luật Đất đai năm 2003, cán bộ địa chính xã do UBND cấp huyện bổ nhiệm.

2.3. Các tổ chức dịch vụ công trong quán lý và sử dụng đất

Bên cạnh việc tổ chức, kiện toàn hệ thống cơ quan chuyên ngành về đất đai, lần đầu tiên Luật Đất đai năm 2003 còn quy định về các tổ chức dịch vụ công trong quản lý sử dụng đất nhằm cải cách cơ bản thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Các tổ chức đó bao gồm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất đai.

2.3.1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở tài nguyên và môi trường có các nhiệm vụ sau:

Thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính gốc cung cấp bản sao hồ sơ địa chỉnh gốc, bản sao hồ sơ biến động đất đai cho Sở Tài nguyên và

môi trường, tiếp nhận kết quả biến động đất đai từ cơ quan quản lý đất đai để chính lý thống nhất về hồ sơ địa chính gốc.

Xây dựng, cập nhật thông tin về đất đai;

Cung cấp các số liệu cho các cơ quan thuế để xác định mức thu hồi với các loại phí liên quan đến đất đai.

Thực hiện dịch vụ trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin về đất đai.

Thu phí và lệ phí từ đất đai liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ sau:

- Đăng ký quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

- Thực hiện dịch vụ trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin về đất đai.

- Thu cả phí dịch vụ từ việc đăng ký quyền sử dụng đất.

2.3.2. Tổ chức phát triển quỹ đất

Theo Luật Đất đai năm 2003, Tổ chức phát triển quy đất là do UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập theo loại hình hoạt động sự nghiệp có thu nhập hoặc doanh nghiệp công ích có chức năng phát triển quỹ đất đai, vận động và xúc tiến quỹ đầu tư vào khu vực quy hoạch nhưng chưa có dự án đầu tư. Tổ chức này có nhiệm vụ sau:

- Thực hiện việc quản lý quỹ đất sau thu hồi theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai năm 2003;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi nhà nước có quyết định thu hồi đất;

- Thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của UBND cấp tỉnh;

- Giới thiệu địa điểm đầu tư, vận động đầu tư theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

- Tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đươc nhà nước giao quản lý.

2.3.3. Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất

Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất là tổ chức sự nghiệp có thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật và được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.

Hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm các lĩnh vực sau: - Tư vấn về giá đất;

- Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Dịch vụ đo đạc và bản đồ địa chính;

- Dịch vụ về thông tin đất đai.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Đất đai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)