V - Tốc độ lưu thông tiền tệ
P - Giá cả TB của hàng hóa và dịch vụ
Q - Sản lượng (KL hàng hóa và dịch vụ trong năm) P.Q - GNP danh nghĩa P.Q - GNP danh nghĩa
Vì V có tính ổn định, Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào M
Nên M thay đổi tác động trực tiếp đến P, do đó tác động đến giá cả, lạm phát và sự phát triển kinh tế.
Chủ trương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp (Thậm chí có thể chấp nhận tỉ lệ thất nghiệp cao để ngăn ngừa lạm phát), lạm phát là căn bệnh nan giải của xã hội chứ không phải thất nghiệp.
Chỉ có chính sách tiền tệ mới giữ vai trò chủ đạo tác động đến ổn định và phát triển kinh tế (không phải là các chính sách tài khóa như thuế và chi tiêu), trái với Keynes.
Tư tưởng điều tiết tiền tệ (Friedman) là: chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kì phát triển, trong thời kì khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, trong thời kì ổn định nên giảm mức cung tiền tệ. Nhìn chung giữ mức cung của tiền tăng với tỉ lệ ổn định (3 - 4% / năm).
Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước không nên can thiệp nhiều vào kinh tế (chỉ giới hạn ở điều chỉnh mức cung tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ để ngăn chặn lạm phát).
Đánh giá: Có ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều nước tư bản phát triển, đặc biệt là Anh và Mỹ (Reagan và Thatcher).
Nhưng chỉ đạt hiệu quả nhất thời, đưa đến những hậu quả mớị
b) Lí thuyết trọng cung:
Xuất hiện ở Mỹ vào năm 1980, biểu hiện rõ sự đối lập với những tư tưởng trọng cầu của Keynes.
(Tiền bối: Marshall, Đại biểu: Arthur Laffer)
Đề cao vai trò chủ động trong sản xuất của giới chủ, đề cao cơ chế tự điều tiết của thị trường tự dọ Theo lý thuyết này, chỉ có khu vực kinh doanh tự do của tư nhân mới có khả năng đạt được sự phát triển kinh tế ổn định. Dù chính phủ có tự đặt nhiệm vụ gì thì cũng không thể can thiệp vào kinh tế. Sự kích thích tư nhân sản xuất chỉ bắt đầu từ sản xuất và do thị trường tác động điều tiết. Sự ép buộc quá mức từ phía nhà nước có thể gây ra phản ứng tiêu cực làm thui chột năng lực và tính năng động của khu vực tư nhân.
Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 122 - Khối lượng sản xuất là kết quả của chi phí sản xuất, phản ánh kết quả hoạt động kinh tế. Chi phí này mang lại kích thích kinh tế: chi phí sản xuất tăng thì khối lượng sản xuất càng lớn do đó cung tăng sẽ tạo ra cầu mới, cơ chế thị trường tự điều tiết sẽ dẫn tới cân bằng cung cầụ Sự điều tiết của chính phủ sẽ làm biến dạng cung cầụ Nhà nước (Chính phủ) có nhiệm vụ là xây dựng các điều kiện để các yếu tố kích thích kinh tế xuất hiện, nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái lí tưởng.
+ Khuyến khích nâng cao khối lượng và hiệu quả sản xuất.
+ Tôn trọng tính chủ động của giới chủ, giảm tới mức tối đa sự can thiệp của Nhà nước - Nguyên tắc: Đề cao lợi ích của khu vực tư nhân.
+ Xem cạnh tranh là yếu tố cần thiết (tự do cạnh tranh)