- Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng:
Quy mô của một ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn là biểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng. Vốn tự có lớn thì ngân hàng càng có điều kiện hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra khách hàng cũng thường tìm đến những ngân hàng có uy tín với chất lượng dịch vụ, những tiện ích và sự an toàn mà những ngân hàng này mang lại.
- Chính sách tín dụng
Các yếu tố của chính sách tín dụng như: hạn mức tín dụng, lãi suất, kỳ hạn, mức phí, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, hướng giải quyết nợ khó đòi,... đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng. Với chính sách hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, đa dạng... sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến xin vay. Và ngược lại với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế việc đi vay và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.
- Chất lượng thẩm định khách hàng
Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân, đánh giá tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đi vay. Trên cơ sở thẩm định đầy đủ các yếu tố ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức cho vay là bao nhiêu, điều này phụ thuộc vào vốn của ngân hàng có tại
thời điểm vay và giá trị tài sản đảm bảo. Quá trình thẩm định
phải chặt chẽ mới giúp
ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản vay.
- Chất lượng cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp
Chất lượng cán bộ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nói riêng. Chất lượng cán bộ được thể hiện ở: trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng,.... Chất lượng cán bộ có cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc, mới thực hiện được tốt việc thẩm định, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì với thiết bị hiện đại hoạt động của ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ, khả năng nắm bắt diễn biến thị trường sẽ nhanh hơn, quy trình cho vay sẽ diễn ra một cách nhanh gọn, hiện đại giúp ngân hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng nói chung và khách hàng vay doanh nghiệp nói riêng.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soát được.
- Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trường,... ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên đi vay doanh nghiệp nhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng quy
1 6
mô, mở rộng đầu tư sản xuất...từ đó cho vay doanh nghiệp của ngân
hàng thương
mại sẽ được mở rộng.
- Môi trường pháp lý:
Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước. Khi hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt động cho vay doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng...Một môi trường pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản... sẽ tạo điều kiện môi trường tốt để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp.
- Các chính sách của nhà nước
Các chính sách mang tầm vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp. Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm hay thời kỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng tăng lên
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giải thích khái niệm và những nội dung cơ bản như những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò cho vay KHDN đối với các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt đi sâu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay KHDN của NHTM. Chương 2 sau đây là thực trạng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NAM Á.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NAM Á - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nam Á - Chinhánh Lý Thường Kiệt nhánh Lý Thường Kiệt
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nam Á - Chi nhánh Lý Thường Kiệt Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Nam Á
Tên giao dịch: NAM A COMMERCIAL JIONT STOCK BANK Tên viết tắt: NAM A BANK
Trụ sở chính: 97 Bis Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP HCM Điên thọai: (84-08) 3.9309566 - (84-08) 3 9309566 3.9309567,
Fax: (84-08) 3.9309571 Email: nabank@hcm.fpt.vn
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á - CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT
Mã số thuế: 0300872315-010
Địa chỉ: 253 Lý Thường Kiệt , Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 08-39296699 Ngày hoạt động: 2003-07-04
Quản lý bởi Cục: Thuế Thành phố Hồ Chí Minh Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có ba chi nhánh với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay , những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới gần 50 địa điểm giao dịch trên cả nước. Tính đến ngày 31/12/2009, vốn
1 8
điều lệ đã đạt 1.253 tỷ đồng, tăng gấp 251 lần so với thời điểm
thành lập. Số lượng
cán bộ nhân viên tăng gấp 17 lần so với năm 1992 phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình
được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.
Ngân hàng Nam Á đã xây dựng cho mình một hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, gồm 49 điểm giao dịch gồm 1 hội sở, 12 chi nhánh, 26 phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm, 01 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng Nam Á.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nam Á - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh được nêu trong qui chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Lý Thường Kiệt ban kèm theo qui chế hoạt động chung cuả các tổ chức tín dụng. Bao gồm :
+ Chi nhánh có nhiệm vụ triển khai các mặt nghiệp vụ theo quy định tại điều lệ Ngân hàng TMCP Nam Á và các văn bản pháp quy do Ngân hàng Nam Á hướng dẫn. Khai thác và huy động các nguồn vốn để cho vay ngắn hạn, trong hạn và dài hạn theo quy định của luật các tổ chức tín dụng về quy chế cho vay đối với khách hàng trong từng thời kỳ, thực hiện các dịch vụ ngân hàng như tổ chức kinh doanh tiền tệ, thanh toán đối nội, đối ngoại, bảo lãnh .. ..cho mọi đối tượng phù hợp với quy định của Pháp luật .
+ Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Lý Thường Kiệt là đại diện theo uỷ quyền cuả Ngân hàng Nam Á; chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng Nam Á. Ngân hàng Nam Á chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ tài sản phát sinh do sự cam kết của Chi nhánh .
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Nam Á cung cấp những dịch vụ ngân hàng bao gồm:
- Tiếp nhận vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài đầu tư cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh dự án.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng tiền Việt Nam và các ngoại tệ của các tổ chức trong và ngoài nước .
- Cho vay : ngắn, trung và dài hạn cho các nhu cầu - bổ sung vốn lưu động , thực hiện dự án đầu tư, tiêu dùng, hợp vốn, hợp tác lao động ...
- Bảo lãnh: thanh toán, vay vốn, dự thầu thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, hoàn trả tiền ứng trước và các loại bảo lãnh khác.
- Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, nước ngoài, dịch vụ nhậnt tiền dịch vụ tiền nhanh Western Union.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: thực hiện mở, tu chỉnh, thanh toán, thông báo tín dụng thư; nhận gửi, thanh toán theo phương thức nhờ, thu ( DP, DA ).
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ giao dịch giao ngay, giao dịch có kỳ hạn.
- Dịch vụ ngân quỹ: chi hộ lương, cất giữ hộ chứng từ có giá, tiền, kim loại và đếm hộ VND, USD, vàng: thu chi tiền mặt tại nơi khách hàng yêu cầu.
- Các dịch vụ khác: xác nhận số dư, thanh toán thẻ quốc tế ( Mastercard Vissa Nam Á, tiếp nhận các doanh nghiệp làm đại lý thu đổi ngoại tệ cuả Ngân hàng Nam Á.
2 0
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức ngân hàng TMCP Nam Á - CN Lý Thường Kiệt
Các phòng giao dịch triển khai và thực hiện một số nghiệp vụ theo quy định trong điều lệ của Ngân hàng Nam Á, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nam Á và Chi nhánh Lý Thường Kiệt. Với mô hình tổ chức gọn nhẹ như trên đảm bảo cho các phòng ban trong Chi nhánh phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân trong mỗi vị trí công tác của mình và mỗi người luôn luôn có trách nhiệm với công việc do mình đảm trách đồng thời giúp cho lãnh đạo Chi nhánh luôn kiểm soát chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị đúng pháp luật.
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của Ngân hàngNam Á - Chi nhánh Lý Thường Kiệt Nam Á - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
- Hoạt động cho vay
Tình hình hoạt động cho tại Chi nhánh giai đoạn 2017 - 2020 như sau:
Biểu đồ 2. 1. Tình hình dư nợ cho vay Nam Ả - Lý Thường Kiệt giai đoạn 2017 — 2020
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nam Á - Lý Thường Kiệt 2017 - 2020)
Năm 2017, dư nợ cho vay của Nam Á - Lý Thường Kiệt là 1495 tỷ đồng, đạt 13,46% so với năm trước. Năm 2018, dư nợ cho vay của Chi nhánh là 1772 tỷ đồng, đạt 18,53% so với năm 2017. Để đạt được tăng trưởng trên, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NAM Á trong từng thời kỳ, bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, mở rộng cho vay đến các khu du lịch, thương mại, các dự án; duy trì khách hàng truyền thống và khách hàng mới có nhu cầu về vốn và tuân thủ đúng quy chế, quy trình tín dụng. Chi nhánh thực hiện các nguyên tắc, điều kiện, quy trình về giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, vì lợi ích khách hàng; thường xuyên phân tích, phân loại, chấm điểm khách hàng, từ đó điều chỉnh tăng, giảm lãi suất cho vay phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của NAM Á; đồng thời chấn chỉnh việc quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo và những tồn tại liên quan đến công tác tín dụng theo yêu cầu của các đoàn kiểm tra, thanh tra ...
Năm 2019, dư nợ của Chi nhánh đến 31/12/2019 đạt 1757 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2018 là 15 tỷ đồng, Nguyên nhân là năm 2019, bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 , cầu tín dụng thấp, các thị trường
2 2
như bất động sản lắng đọng thì Chi nhánh duy trì mức tín dụng này được đánh giá là khá khả quan.
Sang năm 2020, dư nợ tín dụng tại Chi nhánh đã tăng lên 1800 tỷ, cao nhất trong 4 năm vừa qua. Điều này là do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng như Thông tư 09/2020/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ của DN và xem xét cho vay mới; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NAM Á trong đó có Chi nhánh Lý Thường Kiệt cũng đưa ra một số chương trình tín dụng đặc thù đối với các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, hỗ trợ đối với lĩnh chăn nuôi, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở... Nhờ đó, Chi nhánh đã mở rộng được dư nợ tín dụng.
Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, Nam Á - Lý Thường Kiệt còn tham gia làm tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng các công trình y tế, giáo dục...
- Hoạt động thu dịch vụ
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế, nhưng nhìn chung, hoạt động dịch vụ của Nam Á - Lý Thường Kiệt trong giai đoạn vừa qua vẫn tiếp tục có những chuyển biến tương đối toàn diện, vững chắc.
Biểu đồ 2. 2. Tình hình thu dịch vụ ròng tại NAM Ả Chi nhánh Lý Thường Kiệt
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Nam Á - Lý Thường Kiệt 2017- 2020)
Hoạt động dịch vụ đã được thực hiện đa dạng, đồng bộ và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. Nhờ vậy, thu dịch vụ của Chi nhánh trong năm 2017, thu dịch vụ ròng đạt 15 tỷ, năm 2018 đạt 18,8 tỷ đồng, sang năm 2019 số thu dịch vụ ở mức 18,7 tỷ.
Năm 2020, thu dịch vụ của Chi nhánh tăng lên 19 tỷ. Đây là một kết quả đáng ghi nhận sự nỗ lực của Chi nhánh trong giai đoạn nhiều biến cố và khó khăn hiện nay.
Giai đoạn 2017 - 2020 có nhiều khó khăn do nền kinh tế vẫn ở mức suy thoái, vì vậy có ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tuy nhiên Ban giám đốc và toàn thể CBNV CN tiếp tục tăng cường và phát triển vững chắc sản phẩm dịch vụ trong những năm tới, nhất là huy động nguồn tiền gửi dân cư, thu phí các sản phẩm dịch vụ, phát hành thẻ ATM, chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh... chính vì vậy Nam Á - Lý Thường Kiệt đã đạt được những thành tựu nhất định.
2 4
Biểu đồ 2. 3. Tình hình lợi nhuận trước thuế của Nam Ả - Lý Thường Kiệt từ 2017- 2020
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Nam Á - Lý Thường Kiệt 2017 - 2020)
Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 35 tỷ đồng, năm 2018, LNTT của Chi nhánh Nam Á - Lý Thường Kiệt đạt 30 tỷ đồng, năm 2019 lợi nhuận tăng lên 31,7 tỷ và