XÂY DỰNG VÀ HÌNH THÀNH NHÓM NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 31 - 33)

NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

3.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế của Trƣờng ĐHCN Quảng Ninh quốc tế của Trƣờng ĐHCN Quảng Ninh

Mặc dù đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường có tiềm lực khoa học, năng lực nghiên cứu lớn với trình độ chuyên môn cao với số lượng cán bộ, giảng viên, nhà khoa học có trình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm tỉ lệ lớn (trên 90%), song chất lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh chưa tương xứng với tiềm năng của một cơ sở đào tạo đại học cụ thể được thể hiện như:

Một là, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh có bề dày hơn 62 năm hình thành và phát triển song dường như vẫn chưa định hình rõ nét các trường phái nghiên cứu mang dấu ấn của các nhà khoa học là cán bộ, giảng viên của nhà trường.

Các sản phẩm khoa học được công bố vẫn “dừng lại” ở hệ thống giáo trình, tập bài giảng phát hành nội bộ, rất ít sách chuyên khảo, tham khảo xuất bản tại các Nhà xuất bản uy tín; các kỷ yếu hội thảo, bài viết trên các Bản tin, Nội san của Nhà trường; đề tài NCKH cấp trường v.v. Dường như vẫn còn thiếu các công trình nghiên cứu khoa học lớn, các công trình khoa học chuyển giao … Hay nói cách khác, các sản phẩm nghiên cứu được công bố dường như chưa tạo được tiếng vang, sức lan tỏa

mạnh mẽ đối với xã hội nói chung và trong các lĩnh vực chuyên ngành nói riêng.

Hai là, các đề tài NCKH được thực hiện chủ yếu là đề tài NCKH cấp Trường. Số lượng các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nước do các nhà khoa học của trường chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu còn ít. Hơn nữa, đội ngũ cán người làm khoa học của Nhà trường thường phản ứng chậm với những vấn đề về khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, chính trị mang tính thời sự của đất nước; chưa kịp thời đưa ra các hướng nghiên cứu để theo kịp các yêu cầu của thực tế.

Ba là, các sản phẩm khoa học do các nhà khoa học của Nhà trường nghiên cứu chủ yếu được công bố tại các Hội nghị, Hội thảo trong nước, trong các Bản tin khoa học hoặc một số tạp chí chuyên ngành trong nước mà ít được công bố tại các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/Scoppus nên chưa tạo được tiếng vang và tầm ảnh hưởng của Nhà trường. Hàng năm số lượng các giảng viên, nhà khoa học của trường tham dự và trình bày tham luận tại các hội nghị khoa học ở nước ngoài vẫn còn khá khiêm tốn.

Bảng 2.Các công trình khoa học công bốgiai đoạn 2018-2021

Loại công trình 2018 2019 2020 2021

Bài báo công bố

trong nước 136 125 143 123

Bài báo công bố quốc tế (ISI, SCOPUS, tạp chí

quốc tế uy tín)

19 16 12 12

Bốn là, các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường dường như chủ yếu phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên, người học mà chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với yêu cầu, hoạt động của các ngành theo các lĩnh vực chuyên môn. Điều này có nghĩa là còn thiếu các đề tài NCKH mang tính áp dụng thực thế và chuyển giao công nghệ v.v.

Năm là, việc phối hợp, liên kết giữa các nhà khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh với các đồng nghiệp, nhà khoa học ở các cơ sở đào tạo có các ngành tương đương khác trong việc đấu thầu dự án, tìm kiếm, vận động các nguồn tài trợ và hợp tác trong nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế chưa chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả.

3.2. Nhu cầu xây dựng và hình thành nhóm nghiên cứu tại Trƣờng ĐHCN Quảng Ninh nghiên cứu tại Trƣờng ĐHCN Quảng Ninh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế và đứng trước thách thức của cuộc Cách mạng kỹ thuật 4.0 thì việc duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ là vấn đề sống còn Nhà trường. Để làm được việc này thì một trong những giải pháp là

30 KH&CN QUI

nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế thông qua việc hình thành NNC trong Trường. Đây cũng là con đường mà các trường Đại học lớn trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang thực hiện.

Việc xây dựng và hình thành các nhóm nghiên cứu trong Trường ĐHCN Quảng Ninh nhằm các mục tiêu sau:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực và chất lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường nhằm tiếp cận với các chuẩn mực trong nước và quốc tế. Bởi lẽ, NNC sẽ tập hợp các nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm nghiên cứu của nhà trường đủ khả năng để tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh/bộ, cấp Nhà nước và có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Xây dựng môi trường nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành thuận lợi, có tính chiến lược dài hạn, liên tục và kế thừa nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong các đơn vị trực thuộc trường phù hợp với điều kiện và đặc điểm lĩnh vực chuyên môn của các nhóm nghiên cứu;

Thứ hai: Hình thành các tập thể nghiên cứu với đủ năng lực nghiên cứu để phát huy tối đa năng lực nghiên cứu từ nội lực đội ngũ các nhà khoa học của Nhà trường và có sự kết hợp, hợp tác ngoài trường để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu góp phần đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, khi đó các NNC sẽ được đầu tư và quan tâm có tính trọng điểm và được sự tạo điều kiện về mọi mặt của nhà trường trong điều kiện các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế;

Thứ ba: Nâng cao chất lượng NCKH, tăng số lượng và đẩy mạnh công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế;

Thứ tư: Thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế trong NCKH và chuyển giao công nghệ, nâng cao vị thế của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh thông qua các sản phẩm khoa học công nghệ gắn với tên tuổi của các nhà khoa học từ các NNC của Nhà trường.

3.3. Cơ sở xây dựng và hình thành NNC

Điều kiện để thành lập các nhóm nghiên cứu trong Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện như sau:

Có đề xuất thành lập nhóm phù hợp với quy định và quy chế hoạt động nhóm nghiên cứu được quy định tại Quyết định số 383/QĐ-ĐHCNQN của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh về việc ban hành quy chế hoạt động của nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐHCN Quảng Ninh, trong đó cần nêu rõ định hướng nghiên cứu của nhóm, giải thích tính cấp thiết và tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu đối với khoa học, đào tạo,

kinh tế xã hội, mục tiêu hoạt động của nhóm; Có định hướng nghiên cứu dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển về khoa học công nghệ của Nhà trường và có kế hoạch phát triển hướng nghiên cứu đó theo từng giai đoạn cụ thể;

Có đủ điều kiện cơ sở vật chất phù hợp hoặc sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng lab của Nhà trường để phục vụ hoạt động nghiên cứu của nhóm;

Có lực lượng cán bộ khoa học và kỹ thuật có năng lực phù hợp với định hướng nghiên cứu, NNC cần tạo ra môi trường nghiên cứu và tạo những điều kiện cần thiết để động viên, khuyến khích sự hăng say, đam mê, sáng tạo, chủ động và độc lập trong nghiên cứu khoa học cho các giảng viên, nhà khoa học;

Có kế hoạch cụ thể tạo nguồn kinh phí triển khai nghiên cứu và duy trì hoạt động thường xuyên của NNC.

Để đạt được sự thành công nhất định thì các NNC cần phải đảm bảo các điều kiện: Trước hết, nhóm phải hoàn thành được nhiệm vụ chuyên môn, tức là phải tạo ra được công trình khoa học có chất lượng cao. Thứ hai, phải tạo ra được một đội ngũ những người hoạt động khoa học làm việc có tinh thần đồng đội, chia sẻ và cộng tác trong đó trưởng nhóm thể hiện và phát hủy được vai trò thủ lĩnh của NNC. Thứ ba, phải có ảnh hưởng tới nền kinh tế - xã hội ở một mức độ nào đó trong phạm vi và lĩnh vực hoạt động mà NNC hướng tới. Và cuối cùng, với vai trò trung tâm, nhóm phải tạo dựng được một môi trường học thuật tự do, công bằng, sáng tạo, có tinh thần tập thể trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3.4. Giải pháp xây dựng và phát triển NNC

Để xây dựng và phát triển NNC, NNC cần đảm bảo các mục tiêu, điều kiện theo một số nguyên tắc và tiêu chí sau:

Nguồn nhân lực được tập hợp để hình thành NNC trước hết phải có chất lượng cao và đặc biệt cần có tính chuyên nghiệp. NNC cần đề xuất và tạo ra một “Leader” - thủ lĩnh uy tín và có năng lực dẫn dắt và tổ chức hoạt động NNC, đây là người tâm huyết có năng lực và trình độ, có uy tín, giữ vai trò trưởng nhóm.

NNC cần tạo ra phong cách riêng trong phương thức làm việc, nghiên cứu để nó có thể trở thành biểu tượng và lòng tự hào của nhóm. Như vậy, nó cũng sẽ tạo ra động lực gắn kết các cá nhân của nhóm trong các hoạt động nghiên cứu cũng như các sinh hoạt khác.

Nhóm nghiên cứu cần hoạt động hợp tác theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, kể cả việc hợp tác trong và ngoài nhóm. Việc phân chia lợi ích là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra môi trường

Một phần của tài liệu ban-tin-khcn-so-56-web (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)