Dựa trên cơ sở thực tiễn trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn; dựa trên các quy định của pháp luật về yêu cầu, nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngoài các giải pháp mang tính tổng thể, nguyên tắc như:
- Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quan tâm, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Người đứng đầu cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải đặc biệt chú trọng và đề cao vai trò trách nhiệm trong suốt quá trình xây dựng văn bản từ khâu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện cho đến khi thông qua; trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung, chất lượng, tiến độ trình các dự thảo do cơ quan mình chủ trì.
- Phát huy cơ chế phản biện xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân, doanh nghiệp tham gia ý kiến góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa
phương. Tôn trọng, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Thường xuyên kiện toàn đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo về số lượng, có chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ, nhạy bén trong phản ứng chính sách. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ ban hành văn bản, kỹ năng xây dựng, phân tích chính sách cho đội ngũ này, trong đó cần chú trọng đánh giá tác động của chính sách trên địa bàn để có hướng điều chỉnh kịp thời, đưa các quy định của luật gắn với thực tiễn cuộc sống. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa và các nguồn tài chính khác nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng hoàn thiện pháp luật ở địa phương.
Thứ nhất, đối với việc đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Việc đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn; dự liệu được hết các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện; tính toán kỹ về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung, các chính sách trong đề xuất xây dựng văn bản, đảm bảo tính khả thi sau khi văn bản được ban hành.
Trước khi xây dựng dự thảo phải tiến hành đánh giá, tổng kết một cách cụ thể, khách quan, toàn diện lĩnh vực dự kiến tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để ngay từ giai đoạn này khẳng định được có hay không, nên hay không nên tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này, tránh tình trạng tổ chức thực hiện soạn thảo, triển khai lấy ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định, sau đó mới nhận thấy (hoặc qua công tác góp ý, thẩm định) cho thấy nội dung trong dự thảo thiếu căn cứ pháp lý, không khả thi hoặc không cần thiết ban hành làm mất nhiều thời gian, nhân lực cho công đoạn này.
Thứ hai, nâng cao tính chủ động, kịp thời trong rà soát văn bản cấp trên để tham
mưu ban hành văn bản quy định chi tiết hoặc tham mưu bãi bỏ:
Đối với văn bản của trung ương, các cơ quan, đơn vị chủ động, kịp thời rà soát các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý để kịp thời, chủ động tham mưu thực hiện quy trình ban hành văn bản quy định chi tiết, tránh tình trạng khối lượng văn bản nhiều không rà soát hết.
Đối với văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành các cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát để phát hiện các nội dung trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản cấp trên hoặc có nội dung không phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương để tham mưu xử lý. Qua kết quả rà soát, đối với các văn 24
bản cần bãi bỏ các cơ quan, đơn vị gửi kết quả về Sở Tư pháp để tổng hợp, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản bãi bỏ một lần, hạn chế tình trạng, mỗi cơ quan, đơn vị đều tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh một văn bản bãi bỏ văn bản trong lĩnh vực mình thì mất nhiều thời gian, nhân lực, kinh phí cho quá trình soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định, thẩm tra và kinh phí thực hiện cho các công đoạn này. Giải pháp này vừa phù hợp với thực tiễn, vừa phù hợp với quy định của pháp luật về rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật “Thủ trưởng các
cơ quan đã chủ trì soạn thảo văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình”.
Thứ ba, đối với văn bản cần sửa đổi, bổ sung:
Trong công tác rà soát văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cần thực hiện rà soát toàn diện, tổng thể. Nếu thực hiện việc rà soát theo từng nhóm lĩnh vực và sau đó tham mưu sửa đổi, bổ sung từng lĩnh vực thì mất nhiều thời gian, nhân lực, kinh phí. Thay vào đó, các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát toàn diện, tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đơn vị mình quản lý sau đó tổng hợp dự thảo một văn bản chung để sửa đổi, bổ sung cho tất cả các lĩnh vực. Với giải pháp này vừa tiết kiệm thời gian, đồng thời vừa đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 “Một
văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành”.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới các lĩnh vực trong đời sống xã hội, thì cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng pháp luật. Thiết lập các phần mềm kết nối để cơ quan, tổ chức và người dân có thể theo dõi toàn bộ tiến trình xây dựng, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật từ giai đoạn đầu lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến giai đoạn công bố, kiểm tra xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, qua đó bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật.
Để thúc đẩy cải cách thể chế hành chính ở Việt Nam, việc học tập kinh nghiệm nước ngoài trong bối cảnh hội nhập cũng là một điều hết sức cần thiết.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng vấn đề đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính công ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách. Bên cạnh việc nhận thức được tầm quan trọng của thế chế hành chính công, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần có những biện pháp đổi mới và áp dụng nhanh chóng, hiệu quả hơn để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết hoạt động của các đối tượng trong xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Tiểu luận đã làm rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, đồng thời nêu ra thực trạng cụ thể cùng những dẫn chứng và số liệu rõ ràng, từ đó nhận thức được kết quả nổi trội của vấn đề cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình cải cách thể chế hành chính công ở Việt Nam. Theo đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đầy tiềm năng và thách thức, việc đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính công ở Việt Nam được định hướng rõ ràng và đưa ra được những giải pháp phù hợp, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của bộ máy hành chính nhà nước đầy đủ, đồng bộ, hiện đại; xây dựng, hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước. Mặt khác, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Triển khai các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức; tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm các nước để áp dụng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước
Nghị định 10/2019/NĐ-CP thực hiện quyền trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (thuvienphapluat.vn)
2. Website của Bộ Công Thương Việt Nam https://moit.gov.vn/
Bộ Công Thương cam kết mạnh mẽ về cải cách thể chế, thủ tục hành chính - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (moit.gov.vn)
Hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đi đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn cho phát triển kinh tế đất nước - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (moit.gov.vn)
3. Cổng thông tin điện tử Sở Nội Vụ tỉnh Bắc Giang
https://snv.bacgiang.gov.vn/
Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức ở Việt Nam - Chi tiết tin tức - UBND Tỉnh Bắc Giang (bacgiang.gov.vn)
4. Trang thông tin điện tử Xây Dựng Pháp Luật https://xdpl.moj.gov.vn/
Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết - Những khó khăn, vướng mắc và một số giải pháp khắc phục tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết (moj.gov.vn)
5. Trang thông tin điện tử Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Bình https://stp.quangbinh.gov.vn/
Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (quangbinh.gov.vn)