Ngôn ngữ trần thuật mang màu sắc dân gian

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Trang 25 - 27)

Trước hết, màu sắc cổ tích được thể hiện ở kiểu mở đầu của truyện, trong truyện cổ tích với cái môtip “ngày xửa ngày xưa” một cách trực tiếp, cũng có thể là gián tiếp bằng cách dẫn dắt câu chuyện gián tiếp từ lời của một người kể chuyện nhìn có vẻ rất khách quan kiểu như: “Ngày xửa ngày xưa - ấy là vì các chuyện cổ, cứ

thường được mở đầu như thế - các loài vật sống rất gắn bó với nhau cho nên vui lắm, nhất là trong những ngày Hội” (Huyền thoại rồng). Hay kiểu “Như mọi người đều

biết…Lại cứ theo thế mà suy, ai cũng coi là cố nhiên, không còn gì phải đôi hồi, bàn cãi… mà sự thực quả đúng như thế.” (Sự tích những ngày đẹp trời) để tạo nên cảm giác quen thuộc cho người đọc; Hoặc kiểu mở đầu tạo nên thời gian lịch sử xa xôi, với kiểu ngôn ngữ đài các khi môt tả nhân vật: “Ngày ấy, có một Người-Cao-Lớn dị thường…Ông là một bậc cao nhân, hiền minh, thần văn, thánh vũ. Sảy đến một ngày, giữa trời quang, trong một cuộc tuần du thanh bình…” (Tổ tông truyền)…Với kiểu dẫn dắt như thế, Hoà Vang đã gây được một sự chú ý cao độ của độc giả khi bắt đầu “đụng độ” với tác phẩm, khêu gợi ở độc giả một sự tò mò về những gì đã xảy ra trong quá khứ của nhân vật. Hơn nữa, nó còn tạo nên nét cổ xưa cho câu chuyện được kể. Hẳn ai cũng biết rằng, với kiểu mở đầu như thế, nhà văn tha hồ mà khai thác câu chuyện bịa của mình, tha hồ phóng túng ngòi bút theo kiểu kì ảo, mơ hồ.

Bên cạnh đó, màu sắc dân gian còn được bộc lộ qua hệ thống nhân vật và nội dung câu chuyện muốn được chuyển tải đến độc giả. Nhân vật trong truyện luôn phải trải qua những khổ nạn ở đời rồi mới được hưởng phần thưởng xứng đáng ở đời, ngoài những câu chuyện viết theo lối nhận thức lại thì câu chuyện lại chuyển sang một hướng khác nhưng trong đó dáng dấp của nhân vật cũng có những hạnh phúc nhất định mà nhà văn trao ban cho. Dù viết ở dạng nào thì Hoà Vang cũng luôn “nhất quán trong một trường nhìn cổ tích” cho nên từng trang văn, từng mạch văn của ông luôn làm cho độc giả hài lòng về số phận của nhân vật và đưa đến cho họ những cảm giác hả hê, sảng khoái sau khi kết thúc câu chuyện. Ở kiểu này chúng ta bắt gặp rất nhiều trong Bụt mệt, Tâm hồn chó, Hư ảnh, Huyền thoại rồng, Sự tích những ngày đẹp trời, Vẹn nguyên trong dang dở,…Hầu hết, nhân vật trong truyện đều là nhân vật có hậu, được sống hạnh phúc. Mỵ Nương trong Sự tích những ngày đẹp trời cũng được sống thật với con người của mình trong nỗi nhớ nhung với chàng Thuỷ Tinh, Hoài trong Quyền không điên cũng đã chiến thắng trên mặt tinh thần về căn bệnh truyền kiếp của gia đình mình,…và rất nhiều những nhân vật khác đã có được những tiếng

cười, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.Từ đó Hoà Vang đem lại một sự “trấn an” về tinh thần cho con người, phù hợp với quan niệm “Người tốt bao giờ cũng được hạnh

phúc” của cha ông ta ngày xưa.

Đồng thời, Hoà Vang cũng tạo nên một kiểu giọng điệu nghệ thuật khá đặc thù có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên phong cách của nhà văn, giọng điệu thể hiện thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…

Có thể khẳng định, ngôn ngữ và giọng điệu trên đã góp phần tạo nên một bút pháp nghệ thuật độc đáo, riêng biệt của Hòa Vang trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam đương đại.

KẾT LUẬN

Hòa Vang- hồn văn cổ tích đã tái hiện cuộc sống của những vị thánh, thần linh qua những ngòi bút đầy sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố huyền ảo biến họ

trở thành những con người đời thường với những cảm xúc hết sức đời thường qua những ngôn ngữ, giọng điệu, kết hợp với không gian- thời gian mang tính (huyền thoại, lịch sử )mà không làm mất đi “nguyên văn” khiến cho thế giới nhân vật qua ngòi bút miêu tả của Hòa Vang trở nên sinh động, lại vừa thực vừa ảo trong cảm nhận của độc giả.

Thông qua việc phân tích những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo qua truyện cổ tích viết lại của Hòa Vang, giúp chúng tôi khẳng định được cái riêng độc đáo đầy sáng tạo của của Hòa Vang qua từng trang viết. Như vậy yếu tố huyền ảo trong khuynh hướng Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nói chung và truyện ngắn( cổ tích viết lại) của Hòa Vang nói riêng đã hoàn thành sứ mạng truyền tải những thông điệp giá trị về cuộc sống,tư tưởng và khát vọng được hạnh phúc của con người, đưa người đọc vào thế giới mà họ có thể thỏa sức tưởng tượng mà không hề bị ràng buộc. Yếu tố huyền ảo được nhà văn sử dụng khéo léo và hợp lí một cách logic, khiến cho người đọc có cảm giác, cơ sở tin những điều không có là thật. Cuối cùng, chúng tôi mong muốn bạn đọc có thể tìm thấy cho riêng mình một thế giới đầy mộng mơ giữa một hiện thực huyền ảo qua những truyện cổ tích viết lại của Hòa Vang.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w