Đối với doanh nghiệp xây dựng nói riêng và ngành xây dựng nói chung, cần phải đặt mục tiêu đối với các dự án đầu tƣ xây dựng.
Đối với các dự án xây dựng các khu đô thị, nhà chung cƣ… phục vụ cho mục đích dân sinh, doanh nghiệp cần dự báo và tính toán sự hợp lý của dự án đó. Cần đánh giá vị trí địa lý của dự án trong tƣơng lai có phù hợp để xây dựng dự án nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là một trong những bƣớc quan trọng nhất đối với doanh nghiệp xây dựng, thực trạng hiện nay cho thấy doanh nghiệp đang đầu tƣ kém hiệu quả đối với các dự án xây dựng khu đô thị hoăc chung cƣ… Các vị trí đầu tƣ của doanh nghiệp không mang tính hiệu quả cao đối với xã hội. Trƣớc khi đầu tƣ, doanh nghiệp nên dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế và dân cƣ trong khu vực. Đối với các khu vực “vàng” về phát triển kinh tế, tập trung lƣợng dân cƣ giàu có, quỹ đất lớn doanh
nghiệp có hƣớng phát triển loại hình đầu tƣ các khu đô thị…
Đối với các khu vực với mật độ dân cƣ cao, quỹ đất hạn hẹp doanh nghiệp có thể cân nhắc tới việc xây dựng các khu chung cƣ cao tầng sẽ thuận lợi hơn so với việc xây dựng khu đô thị... Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng dự án phục vụ cho mục đích dân sinh, doanh nghiệp cần chú ý tới các dịch vụ công cộng gắn liền với đời sống của dân cƣ xung quanh khu vực nhƣ trƣờng học, bệnh viện, công viên...
Cần phải dự báo tiềm năng phát triển và nhu cầu của xã hội và dân cƣ đối với dự án tại thời điểm hiện tại và tƣơng lai. Việc dự báo tiềm năng phát triển và nhu cầu của xã hội là khá khó khăn, có nhiều phƣơng pháp dự báo và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, kết quả dự báo chỉ mang tính chất tƣơng đối và không thể đúng tuyệt đối đƣợc. Đây là điều mà doanh nghiệp cần lƣu ý khi nghiên cứu tính khả thi của dự án.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên chú ý tới xu hƣớng thay đổi về các chính sách pháp luật có liên quan tới hoạt động đầu tƣ xây dựng nhƣ các Thông tƣ hƣớng dẫn luật về dự toán, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng...