Đèn xƣơng lá

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm mầm non MN21 05 (Trang 36 - 45)

- Lọ thủy tinh, nến.

Nhờ có sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp và các bậc cha mẹ học sinh, tôi đã chuẩn bị được rất nhiều nguyên vật liệu, giúp việc thực hiện sáng kiến nhanh chóng và đạt nhiều kết quả tốt nhất.

Để trẻ có thể đạt kết quả tốt sau mỗi thí nghiệm và biết sáng tạo sản phẩm từ những thí nghiệm khoa học đó, tôi thường xuyên giới thiệu tên goi, đặc điểm, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng các đồ dùng dụng cụ, nguyên vật liệu đó cho trẻ. Khi trẻ đã nắm được, tôi cho trẻ tập sử dụng các đồ dùng dụng cụ, nguyên vật liệu đó vừa giúp trẻ hoàn thiện, nâng cao kĩ năng, giúp kĩ năng của trẻ đồng đều hơn và trẻ tự tin, mạnh dạn hoàn thành các thí nghiệm cùng cô, sáng tạo được nhiều các loại sản phẩm mang tính thẩm mĩ cao và đa dạng, phong phú về chủng loại.

và cách dùng kéo cắt giấy thành hình mong muốn.

Qua mỗi lần được cô hướng dẫn, gợi ý trẻ càng ngày càng khéo tay, óc thẩm mỹ ngày càng phát triển hơn, nâng cao kĩ năng tạo hình. Cùng với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh trong việc giúp trẻ sáng tạo sản phẩm từ những thí nghiệm khoa học, trẻ đã tạo ra được rất nhiều sản phẩm đẹp, phong phú đa dạng mà lại phục vụ được nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ.

Giải pháp 5: Tổ chức cho trẻ sáng tạo được nhiều sản phẩm từ những

thí nghiệm khoa học nhỏ.

Để thực hiện được những thí nghiệm khoa học và làm được những sản phẩm từ kết quả của những thí nghiệm khoa học đó cần phải chuẩn bị rất nhiều, từ kĩ năng của trẻ đến đồ dùng dụng cụ nguyên vật liệu… Những hoạt động này được tôi lồng ghép vào chương trình giáo dục mầm non. Vì vậy, mỗi chủ đề tôi chỉ có thể cho trẻ thực hiện từ 1 – 2 hoạt động thí nghiệm khoa học và từ 1 – 2 hoạt động làm sản phẩm từ kết quả của những thí nghiệm khoa học đó.

Dựa vào kế hoạch đã xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết cùng với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và sự đồng lòng giúp đỡ từ đồng nghiệp, phụ huynh, tôi đã tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động thí nghiệm khoa học và sáng tạo sản phẩm từ kết quả của những thí nghiệm khoa học đó một cách hiệu quả. Trẻ hào hứng tham gia hoạt động, sau mỗi hoạt động, tôi lại rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau, để kết quả đạt được ngày càng cao hơn. Trong khi đó, kĩ năng của trẻ càng ngày càng hoàn thiện và sản phẩm trẻ sáng tạo ra ngày càng đẹp và đa dạng phong phú.

Ví dụ 1: Chủ đề Thế giới Thực Vật, tôi cho trẻ thực hiện thí nghiệm khoa

học “Sự phân hủy của lá cây”, thí nghiệm này cần có thời gian thực hiện khá dài, thí nghiệm được thực hiện từ đầu chủ đề, mỗi tuần cô trò chúng tôi lại cùng kiểm tra sự thay đổi của lá, ghi nhận xét sự thay đổi đó, từ 12 đến 15 ngày, thí nghiệm mới có kêt quả: “Lá khô dần chỉ để lại xương lá rất là đẹp”, Tôi cho trẻ sử dụng xương lá cây để tạo ra rất nhiều sản phẩm: tranh lá, in xương lá màu, đèn lá…..

Cô cùng trẻ quan sát sự thay đổi của lá cây

Các sản phẩm được trẻ sáng tạo thừ thí nghiệm “Sự phân hủy của lá”

Ví dụ 2: Chủ đề Gia Đình, tôi cho trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học “Thí

nghiệm đổi màu khi pha trộn màu sắc”, thí nghiệm này giúp trẻ biết quy luật đổi màu khi trộn 2 màu khác vào nhau, giúp trẻ tự tạo ra được các màu sắc theo ý thích của mình. Dựa vào những màu sắc trẻ vừa pha trộn được, trẻ sẽ tự mình tạo nên các sản phẩm như: tranh vẽ, tranh in bàn tay, tranh in vân tay, tranh in bằng các dụng cụ đồ dùng quen thuộc, tranh phối màu in lá… để trẻ thấy được sự phong phú của màu sắc và những ứng dụng tuyệt vời của chúng. Những sản phẩm này trẻ có thể để ở lớp trang trí hoặc mang về nhà treo, hay đem làm qàu tặng cho những người thân yêu…

Cô cùng trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học “Thí nghiệm đổi màu khi pha trộn màu sắc” và sản phẩm trẻ tạo ra từ thí nghiệm này.

Ví dụ 3: Chủ đề Giao Thông, trong thời gian thực hiện chủ đề này có

ngày lễ Quốc tế Phụ Nữ 8/3, tôi cho trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học “Hoa đổi màu”, từ thí nghiệm đổi màu khi pha trộn màu sắc mà trẻ đã được thực hiện từ chủ đề trước, trẻ tự mình pha màu theo ý thích để đạt được những bông hoa như ý, nhận biết sự thay đổi mau sắc của hoa theo dòng chảy của nước từ thân hoa. Trẻ sử dụng làm quà tặng mẹ, tặng bà tặng cô nhân ngày 8/3.

Trẻ thực hiện thí nghiệm khoa học “Hoa đổi màu” và sản phẩm trẻ tạo ra từ thí nghiệm này.

Trẻ vô cùng hào hứng, thích thú mỗi khi được thực hiện các thí nghiệm khoa học và càng tự hào hơn khi tự mình được làm ra các sản phẩm đẹp từ kết quả của những thí nghiệm đó: Giúp cô trang trí lớp, làm quà tặng bố mẹ ông bà, bạn bè và người thân,… Đó là những món quà kỉ niệm đầy ý nghĩa khi trẻ ở tuổi mầm non. Trẻ vui sướng khoe sản phẩm với ông bà bố mẹ khi đến lớp, tự hào khi nhận được những lời khen ngợi, lời cảm ơn hay thậm chí là những nụ hôn từ người thân của mình. Điều đó không những càng làm cho trẻ hăng hái hơn trong mọi hoạt động, phát triển hoàn thiện hơn về kĩ năng, nhận thức mà còn giúp trẻ biết quan tâm, yêu thương đến mọi người.

Trẻ khoe sản phẩm của mình với ông bà bố mẹ

Sau mỗi buổi hoạt động, tôi lại cho trẻ cùng nhận xét sản phẩm của mình của bạn: vì sao dán hình bị ướt, vì sao đường cắt bị lẹm, sản phẩm của con đã đẹp chưa … Từ đó, trẻ rút kinh nghiệm cho lần làm sản phẩm sau, làm cẩn thận hơn, sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tinh tế hơn, tăng kĩ năng tạo hình, mình ngày càng hoàn thiện phát triển óc thẩm mỹ, sáng tạo hơn.

Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng

trong việc giúp trẻ sáng tạo ra các sản phẩm thông qua việc thực hiện các thí nghiệm khoa học nhỏ.

Sự đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh là vô cùng to lớn, cần thiết và quan trọng. Để nhận được sự chia sẻ, đồng lòng, chung tay và chia sẻ với cô giáo tôi đã gửi đến phụ huynh gửi bài tuyên truyền kết hợp trao đổi với phụ huynh về lợi ích của các thí nghiệm khoa học cũng như việc sáng tạo các sản phẩm từ những thí nghiệm đó mang lại cho trẻ. Trẻ được khám phá bằng các giác quan và hoạt động tay chân, Không còn là những kiến thức khô khan qua

tranh ảnh, đến với giờ thí nghiệm trẻ sẽ được tự tay thực hiện các hiện tượng khoa học, hông chỉ làm rõ về bản chất của sự vật, trong quá trình thực hiện thí nghiệm trẻ được cung cấp những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tư duy phải biện và giải quyết vấn đề,… Qua đó, trẻ thỏa mãn trí tò mò và tăng niềm yêu thích của mình với khoa học. Bên cạnh đó, với xã hội ngày càng phát triển hiện đại, giáo dục luôn lấy trẻ làm trung tâm, phát huy hết khả năng tìm tòi, khám phá, óc sáng tạo của trẻ càng trở nên cần thiết hơn. Vậy việc trẻ được thực hiện các thí nghiệm khoa học cũng như được sáng tạo các sản phẩm từ những thí nghiệm đó giúp trẻ phát huy óc sáng tạo, tính thẩm mỹ hơn nữa mà trẻ còn bắt đầu nói cho mọi người nghe về sự vật, hiện tượng mà mình quan sát được; đồng thời đưa ra dự đoán và câu hỏi về sự vật hiện tượng đó. Khi đặt câu hỏi cũng chính là lúc tư tuy của trẻ được mở rộng, kích thích não bộ suy nghĩ.

Phụ huynh nhiệt tình đóng góp nguyên vật liệu và cùng hỗ trợ cô giáo.

Với sự tận tụy, tâm huyết của mình và với những thành quả đạt được trông thấy theo từng ngày, đáp ứng đúng nhu cầu” học mà chơi, chơi mà học”,

các bậc cha mẹ học sinh đã vô cùng phấn khởi, đồng lòng kết hợp cùng cô giáo trên mọi phương diện: ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có, cùng cô hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm tại nhà, làm sản phẩm từ những thí nghiệm đó, thậm chí còn dạy trẻ những kĩ năng cần thiết hoặc sẵn sàng ủng hộ cả về thời gian lẫn vật chất...

Phụ huynh thực hiện thí nghiệm khoa học cùng trẻ tại nhà. ( Ảnh do phụ huynh cung cấp gửi vào nhóm của lớp)

Đặc biệt cuối năm học này đất nước ta bị ảnh hưởng do dịch viêm đường hô hấp cấp nên trẻ được nghỉ hè sớm và kết thúc năm học sớm hơn kế hoạch đã lên từ đầu năm. Tuy nhiên, nhờ có sự tin tưởng, yêu mến nên các bậc cha mẹ học sinh vẫn phối hợp cùng cô giáo trong việc hướng dẫn trẻ vui chơi thực hiện các thí nghiệm khoa học và sáng tạo các sản phẩm từ thí nghiệm đó bằng cách: Tôi gửi video hướng dẫn thực hiện thí nghiệm về lực đẩy và gợi ý làm Ống bắn pháo hoa dựa vào kết quả của thí nghiệm ấy cho phụ huynh và trẻ, sau đó các bậc phụ huynh sẽ hướng dẫn trẻ làm tại nhà. Khi làm xong , mọi người sẽ chụp

ảnh “khoe” sản phẩm của nhà mình trên nhóm và gửi video cùng làm thí nghiệm tại nhà, giới thiệu cách làm sản phẩm của mình trên nhóm. Chính nhờ có sự ủng hộ nhiệt tình như vậy từ phía các bậc cha mẹ học sinh nên sáng kiến vẫn được thực hiện kể cả khi trẻ nghỉ dịch nên kết quả đạt được vẫn rất cao và hơn sự mong đợi.

Phụ huynh khoe sản phẩm Ống bắn pháo hoa từ kết quả của thí nghiệm về lực đẩy của các con tại nhà

( Ảnh do phụ huynh cung cấp gửi vào nhóm của lớp)

Nhận thấy những lợi ích mà các thí nghiệm khoa học cũng như sáng tạo các sản phẩm từ những thí nghiệm đó mang lại cho trẻ, ttrẻ hăng say thích thú thực hiện thí nghiệm, học được nhiều bài học bổ ích lại đặc biệt nói “không” với điện thoại và ti vi nên dù nghỉ học ở nhà, các bậc phụ huynh vẫn tự tổ chức cho con em mình những thí nghệm khoa học vui rồi lại cùng con mày mò tạo ra nhiều sản phẩm đẹp từ những thí nhiệm đó.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm mầm non MN21 05 (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)