42 31/63 tỉnh ủy, thành ủy chưa có kho lưu trữ chuyên dụng để bảo quản tài liệu lưu trữ; 3/63 kho lưu trữ cấp ủy tỉnhuỷ có diện tích quá nhỏ (dưới 60 m2): Điện Biên, Hà Nam, Lai Châu. uỷ có diện tích quá nhỏ (dưới 60 m2): Điện Biên, Hà Nam, Lai Châu.
Công tác tu bổ, phục chế và bảo hiểm tài liệu lưu trữ chưa được nhiều cơ quan, tổ chức chú trọng; việc giải mật tài liệu chưa được quan tâm, tiến hành chậm và làm chưa thường xuyên.
2.2.3. Về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ 2.2.3.1. Kết quả đạt được
Công tác phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ được các lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử của Đảng từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm, ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại những hiệu quả rõ rệt.
Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, lưu trữ cơ quan các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, các Phòng Lưu trữ cấp ủy tỉnh và Lưu trữ cơ quan cấp ủy huyện luôn đặt nhiệm vụ phục vụ các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ lên hàng đầu và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.
Lưu trữ cơ quan ở các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương luôn phục vụ kịp thời các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của cán bộ, chuyên viên trong cơ quan và các cơ quan có liên quan. Lưu trữ cơ quan của Trung ương Đảng và Văn phòng Trung ương Đảng từ chỗ bị động nay đã chủ động trong việc giới thiệu, cung cấp tài liệu lưu trữ phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết công việc của Trung ương Đảng, Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng và các đơn vị, chuyên viên trong cơ quan43.
Lưu trữ lịch sử của Trung ương Đảng đã phục vụ hơn 9.540 yêu cầu khai thác với tổng số gần 41.691 hồ sơ, đơn vị bảo quản đọc tại phòng đọc, cấp bản sao... Đối tượng khai thác tài liệu lưu trữ ở Lưu trữ lịch sử của Trung ương Đảng ngày càng mở rộng, không chỉ thường xuyên và trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Văn phòng Trung ương Đảng, các cơ quan, tổ chức Đảng ở Trung ương mà còn cả các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, các tỉnh, thành ủy, rất nhiều nhà khoa học, nghiên cứu về lịch sử, sinh viên các trường đại học và đặc biệt là cán bộ, đảng viên, thân nhân của cán bộ, đảng viên. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đã phục vụ kịp thời, chính xác các yêu cầu khai thác tài liệu lưu trữ cho các tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội trong quá trình chuẩn bị các văn kiện và nhân sự của các Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII của Đảng.
Hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử của Trung ương Đảng có nhiều đổi mới, phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước. Từ việc thuần túy là cung cấp các bản sao, phục vụ tại phòng đọc, Cục Lưu trữ đã mạnh dạn tìm tòi nghiên cứu, lựa chọn cán bộ có trình độ để đẩy mạnh việc công bố tài liệu lưu trữ, biên tập sách chuyên đề và đặc biệt là triển lãm tài liệu lưu trữ.