6. Kết cấu luận văn
3.2.2.3. Gắn trách nhiệm vật chất
Tại Ocean Tours, khối nhân viên văn phòng thực hiện rất tốt công tác tiết kiệm các chi phí không cần thiết, các chi phí trong hoạt động kinh doanh. Nhưng đối với khối nhân viên công tác tại đảo Cát Ông, đa phần là lao động phổ thông nghiệp vụ, nên ý thức giữ gìn tài sản chung, thực hiện tiết kiệm cho nhân viên còn nhiều hạn chế. Do vậy, ngoài hình thức khen thưởng đối với bộ phận, nhân viên thực hiện tốt tiết kiệm chi phí, Ocean Tours cần áp dụng các chế tài xử phạt cụ thể với những trường hợp để xảy ra lãng phí nguyên liệu, vật dụng. Lần vi phạm đầu tiên là nhắc nhở và cảnh cáo, lần vi phạm thứ 2 phạt 50,000vnd/lỗi và khiển trách trưởng bộ phận, lần vi phạm thứ 3 phạt 10% lương và cảnh cáo lần cuối, trừ điểm thi đua trưởng bộ phận…
Tiểu kết chƣơng 3
Giai đoạn 2013-2015 được dự báo là một giai đoạn khó khăn cho mọi ngành kinh tế. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang nỗ lực đưa ngành kinh tế thoát ra thời kỳ khủng hoảng. Những gói hỗ trợ để thúc đẩy nền kinh tế đã được nhà nước đưa ra với hi vọng ngăn chặn tình trạng trì trệ kéo dài tiếp diễn. Du lịch Việt Nam đang có những cơ hội mới để thúc đẩy phát triển.
Dựa vào xu thế hiện tại, những mục tiêu Ocean Tours đặt ra trong ngắn hạn hoàn toàn bám sát với thực tiễn. Với những giải pháp chung cho toàn doanh nghiệp, những giải pháp khá cụ thể cho hai lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú, cùng với một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan cấp cao, tác giả mong muốn doanh nghiệp sẽ có những bước phát triển hơn nữa, củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
KẾT LUẬN
Ngành du lịch trên Thế giới nói chung, và ngành du lịch tại Việt Nam nói riêng vẫn đang đi trên con đường phát triển của mình mặc dù đang nằm trong bối cảnh suy thoái kinh tế của toàn cầu.
Khi đã tham gia tổ chức và diễn ra hoạt động kinh doanh du lịch, mỗi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu chung nhất và giống nhau là kinh doanh làm sao cho hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi ở doanh nghiệp phải làm sao có được mục tiêu và phương hướng kinh doanh đúng đắn và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả thế hệ mại sau.
Nhận thức được điều này, luận văn đã đi vào giải quyết được một số nội dung: Hệ thống các cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh du lịch, các chỉ tiêu được áp dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.
Phân tích thực trạng kinh doanh trong năm năm 2008-2012 của Ocean Tours, luận văn đã nêu ra được những thế mạnh và các mặt hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp và xác định những nguyên nhân.
Nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh cho Ocean Tours.
Luận văn cũng còn rất nhiều hạn chế. Luận văn đi vào phân tích hệ thống lý luận và thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp du lịch mà doanh nghiệp đó kinh doanh cả hai mảng chính là lĩnh vực lữ hành và lĩnh vực cơ sở lưu trú. Mặc dù phần lý luận, tác giả đã phân chia rất rõ hai lĩnh vực này, nhưng trong phần đánh giá kết quả kinh doanh của Ocean Tours cũng như các đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả lại gộp chung vào mà không có sự bóc tách của từng mảng kinh doanh. Đây là hạn chế mà tác giả cần nghiên cứu sâu hơn nữa và có biện pháp sử lí số liệu sao cho làm bộc lộ rõ nét ý đồ nghiên cứu của tác giả.
Trong hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả đặt ra hường nghiên cứu hiệu quả kinh doanh một số các doanh nghiệp du lịch có cùng quy mô, có cùng lĩnh vực kinh doanh, để nâng cao hơn nữa hệ thống lí luận về hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch, đưa ra được nhiều ví dụ điển hình về hoạt động kinh doanh du lịch của một doanh nghiệp du lịch, từ đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế kinh doanh để khai thác được các thế mạnh cũng
References :
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1.Trần Thúy Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (2000), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Ngô Đình Giao (2001), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
5. Vũ Mạnh Hà (2006), Cơ sở kinh tế du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB
8. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Trần Thị Mai (chủ biên) (2008), Giáo trình tổng quan du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Marketing du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình Tổng quan về du lịch, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
13. Trần Ngọc Nam (2008), Marketing du lịch, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.
14. Bùi Xuân Nhàn (2009), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
15. Quốc hội (2005), Luật số 44/2005/QH: Luật du lịch.
16. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch, NXB Trẻ
18. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
19. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.
TIẾNG ANH
20. James Mark (2004), Tourism and the economy, University Hawai’i press.
21. John Swarbooke (2001), Susan Horner, Business travel and tourism, New York.
22. Philip Kolter (1984), Marketing Essentinals, Hardcover, Prentice-Hall. 23. United Nations (2001), Managing sustainable tourism development,
United Nations publication.
INTERNET
24. Trang thông tin: www.voer.edu.vn
25. Trang thông tin: www.vanban.chinhphu.vn