Khai thác thương mại hàng không dân dụng

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ THEO ISO 9001 ĐỂ CHUẤN HÓA QUY TRÌNH KHAI THÁC THƯƠNG MẠI HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG (Trang 42 - 46)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Khai thác thương mại hàng không dân dụng

Các Hãng hàng không quốc tế trải qua gần 80 năm phát triển của lịch sử hiện đại, đang ở thời kỳ phát triển rực rỡ và trở thành một cộng đồng vững mạnh mà các quốc gia lần lƣợt tham gia để hòa nhập và thúc đẩy sự phát triển của chính mình và của cộng đồng. Hiệp hội các hãng hàng không Châu Âu đã thông báo rằng các hãng hàng không Châu Âu tăng 12%, các hãng hàng không Mỹ tăng 6%, Châu á và Trung Đông tăng 12,6% lợi nhuận hàng năm. Những năm vừa qua tốc độ tăng trƣởng bình quân của số lƣợng hành khách trên thế giới là 5,8%/ năm và theo dự tính sẽ giảm xuống còn 4,9% trong giai đoạn 2000 – 2014. Trong khi đó vận tải hàng hoá bằng đƣờng hàng không cũng tăng lên. Theo đánh giá về dài hạn thì chỉ số lƣợng vận tải hàng hoá thực hiện tăng 6,6%/ năm.

Mỹ và các nƣớc Châu Á - Thái Bình Dƣơng đã đàm phán về các hiệp định tự do hoá hàng không, ngoài ra còn có những cuộc đàm phán với nhiều nƣớc trong khu vực đang đƣợc thực hiện. Malaysia và Singapore hai nƣớc có đặc điểm địa lý kinh tế xã hội gần với Việt Nam và đƣợc coi là mô hình để Việt Nam noi theo trong việc xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển du lịch. Brunây và Đài Loan cũng đã thoả thuận việc “mở cửa bầu trời” với Mỹ. Còn Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Macao và Philippin đã đồng ý với các thoả thuận hàng không với Mỹ. Gần đây nhất, Nhật Bản đã tham dự với các nƣớc láng giềng gần gũi trong việc tự do hoá dịch vụ hàng không Mỹ. Các Hãng hàng không của Mỹ hiện đang chiếm lĩnh phần lớn thị trƣờng vận tải hàng không giữa Bắc Mỹ và Châu Á, trực tiếp hoặc qua Nhật Bản. Nhièu Hãng cũng đã đang và sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán để phấn đấu cho sự thƣờng xuyên của các chuyến bay, đƣờng bay và giá cả đƣợc thị trƣờng quyết

định một cách kinh tế nhất giữa các sân bay và các điểm trung gian tại các nƣớc. Lợi ích kinh tế to lớn đối với các hãng vận chuyển hàng không trong việc mở rộng thị trƣờng với việc tăng sản lƣợng nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí đã đƣợc chứng minh. Các công ty có thể đạt đƣợc các lợi ích này một các trực tiếp thông qua các đầu mối phức tạp hoặc thông qua việc liên kết với các hãng vận chuyển khác.

Vào những 1990s số khách du lịch trên toàn thế giới chiếm tới 45% số hành khách đi máy bay còn đa số là những ngƣời đi công tác, những ngƣời sẵn sàng trả giá vé cao. Hiện nay hiện trạng này đã thay đổi, tỷ lệ khách du lịch tăng nhanh chóng. Tầm quan trọng ngày càng tăng của ngành công nghiệp giải trí đã đƣợc tăng cƣờng bằng sự phát triển cao của ngành thuê máy bay. Tiềm năng phát triển to lớn của du lịch hàng không đƣợc chứng minh bằng các con số sau: có 5% số dân Mỹ có các chuyến đi ra nƣớc ngoài hàng năm, có khoảng 5% dân Nhật đi ra nƣớc ngoài thƣờng xuyên và khoảng 30% dân số Châu Âu đã từng đi máy bay.

Thêm nữa sự gia tăng của số lƣợng khách du lịch (tăng 1500% trong giai đoạn 1989 – 2010) đã xảy ra mặc dù trên thực tế có nhiều quốc gia vẫn duy trì các cản trở to lớn đối với du lịch. Các rào cản này có nhiều hình thức khác nhau: lệ phí sân bay cao, hạn chế số tiền tối đa mà một công dân có thể mang ra nƣớc ngoài và trong nhiều trƣờng hợp thủ tục xin cấp Visa phức tạp cũng nhƣ chi phí xin Visa cao cũng làm nản chí khách du lịch nƣớc ngoài. Về du lịch quốc tế, dự báo trong những năm tới nguồn khách du lịch sẽ tăng trƣởng ở mức 5 – 9%/ năm và doanh thu dự kiến đạt khoảng hơn 200 triệu đô la Mỹ vào năm 2025. Đây mới chỉ là mức dự báo khiêm tốn.

Từ nay đến năm 2025 các chuyên gia hàng không trên thế giới đều thống nhất nhận định hàng không ở khu vực Châu á sẽ phát triển mạnh. Theo một tài liệu của Hiệp hội vận chuyển hàng không thế giới (IATA) thì vào năm 2020 lƣợng hành khách sử dụng hàng không trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng sẽ chiếm hơn cả lƣợng hành khách toàn thế giới. Trong đó Việt Nam đƣợc xem là một quốc gia có lƣợng khách quốc tế tăng cao nhất (17,3%) kế đó là Trung Quốc (12,8%); Thái Lan (8,6%)...Riêng về vận chuyển hàng hoá do các yêu cầu về kỹ thuật các hãng hàng không của khu vực này vẫn chƣa dành đƣợc thị phần cao. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển cho hàng không khu vực.

Hình minh họa đóng góp theo GDP của ngành du lịch ASEAN

Nguồn: Báo cáo của Ủy ban du lịch toàn cầu về Du lịch Asean 2015 - World Travel Tourism Counsil 2015 report

Theo ông Benard Aliu, Chủ tịch hội đồng tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO), sự tăng trƣởng của hàng không thế giới là xu thế không thể đảo ngƣợc. Càng ngày càng có nhiều hãng hàng không giá rẻ ra đời, khiến hành khách tăng đột biến. Lƣợng hành khách có thu nhập thấp và trung bình di chuyển bằng máy bay cũng ngày một tăng.

Sự tăng trƣởng mạnh mẽ của hàng không đặt ra những áp lực mới mà ngành hàng không thế giới phải đối phó, nhƣ quá tải tại các cảng hàng không, tiếng ồn và khí thải ra môi trƣờng tăng mạnh… Đây là những vấn đề mà Chính phủ, ngành hàng không các nƣớc và quốc tế phải đối mặt và giải quyết. Tại phiên thảo luận về khí thải hàng không, đại diện Uỷ ban châu Âu cho biết sẽ chƣa thu phí thải từ máy bay của các nƣớc ASEAN khi đi qua bầu trời châu Âu. Tuy nhiên, khối này đòi hỏi mạnh mẽ việc mở cửa bầu trời của các nƣớc ASEAN và đề nghị khối ASEAN nên xây dựng những tiêu chuẩn chung về lĩnh vực hàng không để dễ áp dụng và kiểm soát trên thực tế.

Theo dự báo của Airbus, châu Á -Thái Bình Dƣơng là khu vực phát triển hàng không mạnh nhất, cần tới 11.000 máy bay trong vòng 20 năm tới.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ THEO ISO 9001 ĐỂ CHUẤN HÓA QUY TRÌNH KHAI THÁC THƯƠNG MẠI HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w