5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Các rối loạn tâm thần do các chất an dịu gây ảo giác khác.
3.3. Cận lâm sàng
- Sử dụng test nhanh 4 hoặc 6 nhóm qua nước tiểu để phát hiện bệnh nhân dùng cần sa và các chất ma tuý khác.
- Xét nghiệm sinh hóa máu tìm chất gây nghiện ở các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện.
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (trước và sau điều trị)
- Sinh hoá máu:
- Glucose, ure, creatinin, acid uric, lipid máu (cholesterol, triglicerid, LDL, HDL)
- CK, GOT, GPT, GGT, điện giải đồ (trước và sau điều trị)
- Vi sinh: HIV, HbsAg, Anti HCV, huyết thanh chẩn đoán giang mai.
- Tổng phân tích nước tiểu
- Xquang tim phổi
- Siêu âm ổ bụng
- Trắc nghiệm tâm lý nhằm đánh giá:
- Mức độ trầm cảm (HDRS, Beck)
- Mức độ lo âu (HARS, Zung)
- Đặc điểm nhân cách (EPI, MMPI)
- Mức độ rối loạn giấc ngủ (PSQI)
- Các trắc nghiệm tâm lý trên cần thực hiện trước và sau điều trị.
- Ngoài ra có thể thực hiện các trắc nghiệm đánh giá rối loạn nhận thức (MMSE), rối loạn stress-lo âu- trầm cảm (DASS), đánh giá mức độ rối loạn sử dụng rượu (AUDIT) và mức độ cai rượu (CIWA) nếu có sử dụng kèm rượu…
- Điện tâm đồ
- Điện não đồ, lưu huyết não, CT, MRI…
- Các xét nghiệm cận lâm sàng nếu có bất thường cần kiểm tra hàng ngày.
- Nếu có bất thường thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng theo hội chẩn chuyên khoa.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng, xác định đúng rối loạn tâm thần mắc phải.
- Lựa chọn các thuốc hợp lý, đúng thuốc, đúng liều lượng.
- Hóa dược:
- Thuốc an thần kinh (khi có các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, kích động…)
- Thuốc chống trầm cảm (khi có dấu hiệu trầm cảm, lo âu…)
- Thuốc bình thần, giải lo âu
- Liệu pháp tâm lý: cá nhân, gia đình
4.2. Sơ đồ/Phác đồ điều trị
- Điều trị hóa dược
- Các thuốc bình thần
- Các thuốc chống loạn thần
- Các thuốc chống trầm cảm
- Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tái thích ứng xã hội…