Đánh giá các mức nhiễu phương thức chung

Một phần của tài liệu tieu-chuan-viet-nam-tcvn-7189-2009-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe (Trang 39 - 40)

Việc đánh giá có thể được thực hiện từ các mức nhiễu phương thức chung được tạo bởi việc chuyển từ phương thức vi sai sang phương thức chung của các tín hiệu vi sai mong muốn nếu đã biết mối quan hệ giữa các thông số điện quan trọng và các thông số phổ. Cụ thể, có thể thực hiện đánh giá các mức cho phép lớn nhất đối với tín hiệu vi sai nếu các nhiễu phương thức chung tạo ra từ các mức tín hiệu vi sai không vượt quá các giới hạn nhiễu phương thức chung.

Xem xét hai điểm được nối với nhau trong một mạng LAN, ví dụ cổng tín hiệu viễn thông cân bằng danh nghĩa được nối với cặp xoắn cân bằng không chống nhiễu danh nghĩa được nối với trở kháng đặc trưng của nó. Coi rằng sự không cân bằng về điện của tổ hợp hai điểm này bị chi phối bởi sự không cân bằng về điện của điểm tạo LCL xấu nhất (thấp nhất). Cường độ nhiễu phương thức chung được sinh ra bởi việc chuyển đổi từ phương thức vi sai sang phương thức chung nhờ LCL của điểm có thể được đánh giá xấp xỉ từ Icm(dBµA) ≈ UT(dBµV) - LCL(dB) - 20 log10 cm ct cm Z Z Z Z Z 4 . 2 0 0 + + (E.1) Khi đánh giá dòng điện phương thức chung Icm gây ra bởi điện áp tín hiệu vi sai, và

Ucm(dBµV) ≈ UT(dBµV) - LCL(dB) - 20 log10 cm ct cm cm Z Z Z Z Z Z 4 . 2 0 0 + + (E.2) Khi đánh giá điện áp phương thức chung Ucm gây ra bởi điện áp tín hiệu vi sai UT, Trong đó

Zcm là trở kháng phương thức chung được đưa ra bởi điểm có LCL xấu nhất; Zct là trở kháng phương thức chung được đưa ra bởi điểm có LCL cao hơn;

Z0 là trở kháng phương thức vi sai hoặc trở kháng tác động theo chiều ngang tại cổng tín hiệu viễn thông.

Các biểu thức trên, được rút ra từ mối quan hệ được xây dựng trong [6], hoàn toàn cho rằng cả hai điểm trong tổ hợp cùng cho một trở kháng vi sai hoặc trở kháng ngang Z0.

Bằng cách thay các mức nhiễu phương thức chung trong công thức bằng giới hạn nhiễu phương thức chung, có thể đánh giá được các mức tín hiệu vi sai hoặc mức tín hiệu ngang lớn nhất cho phép. Khi sử dụng các biểu thức trên cần nhớ rằng giới hạn nhiễu phương thức chung là lượng được qui định so sánh với các nhiễu đo được trong băng tần xác định (ví dụ 9 kHz) sử dụng chức năng tách sóng qui định (tựa đỉnh hoặc trung bình). Do đó, đối với LCL cho trước, các mức tín hiệu vi sai lớn nhất cho phép được đánh giá bằng các biểu thức trên là mức được phép xuất hiện trong cùng một độ rộng băng tần khi được đo một cách phân biệt với cùng một chức năng tách sóng.

[1] ITU-T Recommendation G.117 : 1996, Transmission aspects of unbalance about earth

[2] ITU-T Recommendation O.9 : 1988, Measuring arrangements to assess the degree of unbalance about earth

[3] Daneffel, H.R. và Ryser, H., Problem on the ISN subscriber S and U interface, ISSLS 86, pp. 145- 149, 1986.

[4] Davies, W.S., Macfarlane, I.P. and Ben-Meir, D., "Potential EMI from ISDN basic access systems", Electronic Letters, Vol. 24, no. 9, pp. 533-534, April 1988.

[5] Kuwabara, N., Amemiya, F. and Ideguchi, T., "Interference field emission due to unbalance in telecommunication lines", IEEE Int. Symp. On EMC, Nagoya, pp. 487-492, Sept. 1989.

[6] Van Maurik, R.M., "Potential Common Mode Currents On the ISDN And T-Interface Caused By Cable Unbalance", IEEE Eighth International Conference on Electromagnetic Compatibility, Edinburgh, 21-24 Sept. 1992, IEEE Conference Publication No. 362, pp. 202-206.

[7] Haas, Lee and Christensen, Ken, LAN Traffic Conditions for EMI Compliance Testing, IBM Corporation, Research Triangle Park, NC.

Một phần của tài liệu tieu-chuan-viet-nam-tcvn-7189-2009-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w