- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
H nh 3.3: Tốc độ tăng chi thanh toán cá nhn từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-2016.
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Qua phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính ở Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, ta thấy rằng việc xây dựng và vận dụng cơ chế quản lý tài chính ở trường trong giai đoạn 2009-2016 đã đạt được những kết quả đáng kể:
Một là, trường đã xây dựng và sửa đổi bổ sung được quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết định số 11/QĐ-ĐHYDCT ngày 11/1/2011 và Quyết định số 1274/ QĐ-ĐHYDCT ngày 27/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Những quy định này đã xác lập cơ chế quản lý tài chính quan trọng để Nhà trường quản lý các hoạt động tài chính từ thu, chi, cân đối thu – chi của Nhà trường. Nội dung quy chế đã bao quát được hầu hết các hoạt động liên quan tới tài chính của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều dựa trên các qui định cụ thể, rõ ràng.
Bên cạnh quy chế chi tiêu nội bộ, Trường đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn quy định của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu như Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 16/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 49/2010/NĐ-CP, Nghị định 86/2015/NĐ-CP cũng như các thông tư của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo... đến tất cả các đơn vị trực thuộc, các cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tài chính, kế toán và toàn thể cán bộ, viên chức của trường. Ngoài các quy định của Nhà nước, trường có văn bản hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính phù hợp quy định của Nhà nước và mô hình hoạt động. Trường đã chủ động tổ chức phổ biến, tập huấn thực hiện chế độ tài chính mới, đặc biệt trong việc xác định số lượng lao động, số giờ giảng…để xác định tổng quỹ lương.
Hai là, qui chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng như các cơ chế quản lý tài chính khác của trường đều tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, của trường đại học công lập như Luật ngân sách 2002, Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thông tư 71/2006/TT-BTC và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong quá trình thực hiện quản lý tài chính, Nhà trường triệt để tuân thủ các quy định pháp luật cũng như quy định nội bộ đã đề ra trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Ba là, cơ chế quản lý tài chính đã góp phần mở rộng nguồn thu cho Nhà trường, bên cạnh các nguồn từ ngân sách nhà nước và nguồn học phí, lệ phí đào tạo hệ chính quy. Nhờ cơ chế tự chủ tài chính, trong những năm qua trường đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, tận dụng nguồn nhân lực, vật lực để mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá loại hình đào tạo nên nguồn thu ngoài ngân sách của trường không ngừng tăng lên. Nguồn thu ngoài ngân sách chủ yếu là học phí, lệ phí và các hoạt động dịch vụ khác. Mức thu này ngày càng tăng, hàng năm đều hoàn thành dự toán thu mà các cơ quan chức năng giao. Nguồn thu sự nghiệp tăng đã góp phần tăng đầu tư cho các hoạt động giảng dạy, học tập và tăng cường cơ sở vật chất, tăng nguồn thu nhập cho cán bộ nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập và NCKH của Trường.
Bốn là, Trường đã xây dựng các tiêu chuẩn, định mức và quản lý chi tiêu để đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu. Chi tiêu trong đơn vị được quản lý theo các qui định của pháp luật và qui chế chi tiêu nội bộ với ưu tiên tài chính cho chi lương, tiền công, chi nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sự phát triển của Nhà trường.
Trường đã xây dựng tốt kế hoạch và phương án chi tiền lương, tiền công cho người lao động tương đối phù hợp. Trường đã phát huy quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc, đồng thời kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị. Đa số các đơn vị đều
thực hiện tốt tiết kiệm chi phí quản lý hành chính để tăng chi phí nghiệp vụ chuyên môn, vì vậy việc quản lý tài chính của trường đã góp phần không nhỏ cải thiện điều kiện học tập và giảng dạy của trường.
Mặc dù là trường mới được thành lập, qui mô còn nhỏ, chưa có lịch sử, truyền thống và uy tín lâu dài như nhiều trường đại học khác nhưng nhờ biết khai thác nguồn thu, chi tiêu tương đối hợp lý nên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã đảm bảo được thu lớn hơn chi, có chênh lệch thu chi để tăng thu nhập và trích lập, bổ sung các quỹ tài chính.
Năm là, cơ chế quản lý tài chính đã có tác động tích cực tới mọi mặt hoạt động của Trường. Là một trường mới thành lập và phát triển, nhu cầu tài chính cho sự phát triển rất lớn trong khi uy tín, đội ngũ còn có hạn chế. Nhà trường đã đảm bảo cân đối được tài chính cho phát triển, có cơ chế phân phối thu nhập đảm bảo tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ, viên chức tận tâm làm việc. Nhà trường cũng đang từng bước mở rộng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ học tập đáp ứng yêu cầu mở rộng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, khám chữa bệnh cho đồng bằng sông Cửu Long.