- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của trường đại học; Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
1 Công trình các khoa
4.3.2. Hoàn thiện cơ chế huy động nguồn thu, đặc iệt là nguồn thu ngoài ng n sách nhà nƣớc
ngoài ng n sách nhà nƣớc
Theo đề án đổi mới hoạt động của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ theo hướng tự chủ, trong những năm tới nhu cầu tài chính của nhà trường là rất lớn, trong đó phần từ ngân sách Nhà nước sẽ hạn chế và Nhà trường phải tự chủ, năng động tìm kiếm các nguồn thu ngoài ngân sách. Trong những năm qua, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn tài chính từ các nguồn ngoài ngân sách nhằm có thêm nguồn thu để thực hiện bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức, mục tiêu bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị mới, công nghệ mới hiện đại đồng bộ. Thực tế ngày từ các năm trước, nguồn NSNN cấp, mặc dù tăng nhanh và đóng góp phần quan trọng trong ngân sách của trường, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của Đại học Y Dược Cần Thơ do hiện nay cơ sở vật chất của trường còn rất thiếu thốn, lạc hậu, chưa đổi mới về trang thiết bị. Là một trường đại học non trẻ, lại được giao thí điểm tự chủ hoạt động, Đại học Y Dược Cần Thơ cần phải có cơ chế quản lý tài chính và cơ chế hoạt động thích hợp nhằm tăng các nguồn thu hiện có, đa dạng hoá nguồn thu, khai thác triệt để lợi thế là trường đại học về y dược hàng đầu ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Một số giải pháp Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần thực hiện thể khai thácgồm:
Thứ nhất, tiếp tục tranh thủ nguồn thu từ NSNN
Mặc dù trường đang thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ hoạt động, gắn với đó là nâng cao tự chủ tài chính, ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn tài chính quan trọng trong nhiều năm tới. Nhà nước tăng cường nguồn kinh phí cho Đại học Y Dược Cần Thơ thông qua chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm tỷ lệ sinh viên được cấp kinh phí. Trong vài năm sắp tới, đây vẫn sẽ là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu hằng năm của Đại học Y Dược Cần Thơ. Trường cần tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của Bộ giáo dục đào tạo, Bộ y tế và lãnh đạo thành phố Cần Thơ tạo điều kiện để trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho đào tạo, trong bối cảnh Trường là đại học mới, đào tạo ngành y có chi phí lớn, đòi hỏi đầu tư máy móc, thiết bị nhiều.
Thứ hai, tiếp tục có cơ chế tăng nguồn thu từ học phí, lệ phí.
Học phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng ngoài ngân sách. Nguồn thu này được huy động từ người học, bao gồm cả các hệ chính quy, tại chức, liên thông, sau đại học... Nhà trường cần phải thể chế hoá quy chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác, phù hợp với qui định học phí của Chính phủ.
Muốn tăng nguồn thu học phí, cần phải mở rộng được quy mô đào tạo các hệ. Muốn vậy, trường phải có các biện pháp như sau:
- Chuẩn bị tốt nguồn giảng viên phục vụ đào tạo. Để chuẩn bị nguồn giảng viên, có nhiều công việc phải làm. Tuy nhiên, xét về góc độ cơ chế tài chính, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần có cơ chế tài chính để thu hút giảng viên giỏi về trường, tăng thu nhập cho giảng viên, có cơ chế khuyến
khích tài chính với giảng viên giỏi, giảng viên có trình độ cao (sẽ trình bày rõ hơn trong giải pháp quản lý chi). Có cơ chế quản lý tài chính thích hợp để dành kinh phí cho đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng viên.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Theo đề án đổi mới hoạt động của trường, nhà trường được chủ động trong việc lựa chọn, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ đào tạo... Để thu hút sinh viên, trường cần tổ chức rà soát nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo hiện hành; sửa đổi, bổ sung, cập nhật các kiến thức mới, hiện đại. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng thí nghiệm, thực hành vì với ngành y dược, đây là những nội dung rất quan trọng, đảm bảo cho sinh viên ra trường có thể làm việc tốt.
- Làm tốt khâu marketing, quảng bá về hình ảnh nhà trường, các chuyên ngành đào tạo, các bậc đào tạo, các hình thức đào tạo. Quảng bá có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà trường tiếp cận người học và các đối tác. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần tổ chức một bộ phận chuyên tập trung vào thu hút học sinh, tìm cơ hội đào tạo, ký kết hợp đồng đào tạo với nhân sự chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm.
- Đa dạng hóa hình thức và thời gian đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học. Với các chương trình đào tạo theo hợp đồng, trường cần có chính sách tính toán chi phí phù hợp, đảm bảo thu bù chi và có tích lũy.
Bên cạnh việc tăng mức thu học phí, cần gắn liền với chương trình cho vay và quỹ học bổng. Ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo chất lượng cao, nhằm hướng tới mục đích là tỷ lệ thu nhập của trường từ các khoản thu ngoài NSNN trong tổng thu của trường tăng dần lên.
Đại học Y Dược Cần Thơ cũng có thể tăng nguồn thu từ sự đóng góp của các cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do trường đào tạo, các tổ chức cá nhân tuyển dụng lao động đóng góp một phần kinh phí đào tạo, quan hệ phối
hợp với trường qua việc tuyển dụng hoặc thông qua đơn đặt hàng về số lượng lao động đã được đào tạo. Tính toán chi phí tại cơ sở đào tạo, gắn khâu tuyển sinh và việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp, giảm chi phí việc đào tạo không phù hợp yêu cầu và tạo khả năng sử dụng hợp lý hơn sinh viên đã qua đào tạo.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu và đào tạo là hai nhiệm vụ cơ bản của các trường đại học. Nghiên cứu giúp nâng cao trình độ giảng viên và nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học. Mặt khác, nghiên cứu khoa học cũng giúp tận dụng năng lực của đội ngũ giảng viên ở trường đại học nhằm tạo nguồn tài chính bổ sung cho nhà trường. Các kết quả nghiên cứu, nếu được chuyển giao sẽ có những đóng góp lớn cho khoa học, cho kinh tế - xã hội. Do đó, bên cạnh đào tạo, các trường đại học đều phải chú trọng nghiên cứu khoa học. Với đại học y dược, nghiên cứu càng có ý nghĩa bởi hơn bất kỳ ngành nào, các kết quả nghiên cứu sẽ có tác động lớn đến chất lượng sinh viên, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là một hướng đi bền vững trong việc huy động nguồn thu cho ĐH Y dược Cần Thơ. Một mặt, nghiên cứu giúp nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp nhà trường thu hút sinh viên các hệ khác nhau, tạo nguồn thu từ đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu khoa học giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, từ đó, phục vụ chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở chất lượng chữa bệnh tăng lên, nguồn thu từ bệnh viện cũng sẽ được cải thiện. Hơn nữa, nghiên cứu khoa học cũng góp phần tạo nguồn thu từ cung cấp dịch vụ nghiên cứu, từ chuyển giao kết quả nghiên cứu hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm y dược.
quản lý tài chính mà hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học nói chung, Đại học Y Dược Cần Thơ nói riêng còn nhiều hạn chế. Hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu mới dừng lại ở việc thực hiện một số đề tài cấp cơ sở hoặc cấp bộ bên cạnh các nghiên cứu mang tính cá nhân của các cán bộ, giảng viên đăng trên các tạp chí. Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được coi là hoạt động thường xuyên, hoạt động theo hướng tạo ra thêm thu nhập cho đơn vị. Nhiều giảng viên, cán bộ chưa hoặc ít nghiên cứu khoa học. Một phần nguyên nhân là do cơ chế quản lý tài chính chưa khuyến khích nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu mang tính cá nhân của cán bộ, giảng viên đăng tải trên tạp chí chủ yếu theo đam mê, sở thích cá nhân, hoặc để tích lũy công trình nghiên cứu phong học hàm. Các nghiên cứu đề tài cấp bộ, cấp cơ sở không có nhiều nên chỉ có một số cán bộ, giảng viên được tham gia. Cơ chế quản lý với các nghiên cứu này rất rườm rà, nhiều thủ tục dự toán, thanh toán trong khi thù lao cho chủ nhiệm để tài không nhiều nên nhiều cán bộ, giảng viên không mặn mà. Chính vì vậy, cán bộ, giảng viên không có động lực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng nhiều khi được đánh giá một cách hình thức, nên tính ứng dụng thực tế, tính mới chưa cao. Kết quả là nghiên cứu khoa học tại trường vừa ít, vừa không hiệu quả. Do đó, nghiên cứu khoa học chưa trở thành nguồn thu quan trọng của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học sắp tới của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là:
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp cho giảng dạy, khám chữa bệnh và phục vụ nhu cầu chăm sóc, sức khỏe của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Nội dung nghiên cứu sẽ bao gồm cả các nghiên cứu cơ bản về y khoa, nghiên cứu khoa học về khám, chữa bệnh, các nghiên cứu dược học. Trong đó, tập trung nghiên cứu các đề tài có ứng dụng trực tiếp trong khám, chữa bệnh và các đề tài dược học có khả năng chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng...
+ Mở rộng liên kết trong nghiên cứu và phát triển với các cơ sở nghiên cứu, viện, trường đại học trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và công nghệ Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ các địa phương trong vùng. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên, phát triển việc hợp tác khu vực Asean và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo và chăm sóc sức khỏe. Tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học với các quy mô khác nhau, nhằm trao đổi, khai thác thông tin và hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học- công nghệ. Kết hợp đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với việc biên soạn, in ấn, phát hành các giáo trình, tài liệu tham khảo, thông báo khoa học, tạp chí khoa học cho từng chuyên ngành hẹp và thông báo, tạp chí khoa học của Trường phát hành trong phạm vi cả nước. Khai thác, cập nhật thông tin khoa học của thế giới bằng các hình thức khác nhau. Triển khai việc liên kết, liên thông đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường Đại học lớn trên thế giới.
+ Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong nghiên cứu khoa học. Doanh nghiệp là người đặt hàng nghiên cứu, là người tài trợ nghiên cứu và là người ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Hiện nay, nghiên cứu dược học, đặc biệt là thực phẩm chức năng dựa trên y học cổ truyền là hướng nghiên cứu rất có triển vọng do có thị trường rộng mở, nhu cầu sản phẩm rất cao. Trường cần chủ động tìm kiếm các đối tác doanh nghiệp tài trợ cho các nghiên cứu khoa học, chủ động tìm đầu ra cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học, nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn.
Để thực hiện được định hướng này, trong thời gian tới, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học, trong đó có cơ chế tài chính đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Một là, với nghiên cứu khoa học có nguồn từ ngân sách nhà nước, cần vận dụng cơ chế để đơn giản hóa các thủ tục tài chính, thanh toán. Có hướng
dẫn và có đội ngũ cán bộ hỗ trợ, tư vấn về tài chính cho các chủ nhiệm đề tài khoa học để các chủ nhiệm hoàn thành đúng, đủ các yêu cầu về tài chính nhưng không mất quá nhiều công sức, dành tâm huyết vào nghiên cứu khoa học.
Hai là, với các nghiên cứu khoa học có nguồn tài chính từ nguồn thu ngoài ngân sách của Trường, cần xây dựng cơ chế quản lý tài chính linh hoạt, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện cho nghiên cứu, đảm bảo nhà nghiên cứu có thu nhập xứng đáng với kết quả nghiên cứu.
Ba là, cần thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển y dược và có cơ chế tài chính riêng, tiến tới tự chủ tài chính cho trung tâm. Trung tâm sẽ là nơi tổ chức thực hiện các nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp, tìm kiếm nguồn tài trợ cho nghiên cứu và thị trường đầu ra cho kết quả nghiên cứu.
Bốn là, khuyến khích, tạo điều kiện các nhà khoa học tự tìm đề tài và nguồn tài trợ cho nghiên cứu và hưởng thu nhập từ nghiên cứu. Nhà trường đóng vai trò hỗ trợ các điều kiện cho nghiên cứu, bao gồm nhân lực, cơ sở vật chất, thí nghiệm và kể cả một phần tài chính khi cần.
Thứ tư, đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ
Nguồn thu từ dịch vụ bao gồm dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học từ các dự án sản xuất thử nghiệm, các hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ cung cấp thuốc… các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế, thông qua hệ thống các quy chế cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chăm sóc sức khỏe, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời có nguồn vốn đầu tư bổ sung cho đào tạo đại học của trường, phát triển các doanh nghiệp trong trường, tăng nguồn thu nội bộ cho cơ sở đào tạo. Tăng cường sử dụng một bộ phận tri thức khoa học cơ bản, khoa học y học, dược học và trang bị hiện có, liên kết với các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nghiên cứu sản xuất dưới nhiều hình thức, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của trường, tạo nguồn thu để đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ
thuật của trường.
Thứ năm: Tăng cường các nguồn thu khác
* Nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế và từ quỹ nâng cao chất lượng GDĐH: thông qua sự bảo lãnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, bằng các dự án khả thi, mang lại hiệu quả tốt, có sức thuyết phục cao, đây là nguồn vốn quan trọng cho tiến trình nâng cao chất lượng đào tạo, với các dự án này có