Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam về cơ bản đã khởi sắc, tăng trưởng kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực với mức khá cao. Năm 2018 tăng trưởng GDP đặt mức 7,08%, vượt mức 6,7% của chỉ tiêu đã đặt ra
[84].Trong những năm tới, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng đi vào giai đoạn trọng yếu, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng chống chịu, tính thích ứng của nền kinh tế, từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh trên cơ sở tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng năng suất, chất lượng tăng trưởng trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường đổi mới sáng tạo, từng bước tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tận dụng những
thành quả của cuộc cách mạng này để phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Hội nhập quốc tế về kinh tế có xu hướng tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng sâu và rộng trên cơ sở đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ, ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, thu hút và khai thác tối đa, có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã đảm bảo được sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội; kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước được hoàn thiện, nâng cấp và bổ sung theo hướng đồng bộ, nhờ đó từng bước cải thiện điều kiện kinh doanh nói chung và đối với nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tỷ trọng ngành thuỷ sản trong GRDP có xu hướng tăng nhanh hơn chăn nuôi, chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã được triển khai quyết liệt với sự chủ động tích cực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh cùng sự ủng hộ, hỗ trợ thường xuyên của các bộ, ngành cơ quan Trung ương. Tính đến hết năm 2018 đã có 237 xã đạt chuẩn trong số 264
xã [100], đã triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong những năm tới tỉnh chủ trương tiếp tục xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao
Tuy nhiên, cho đến nay Thái Bình vẫn đang là tỉnh có trình độ phát triển kinh tế chưa cao, quy mô sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, , thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, CCKT của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng hợp lý song tỷ trọng của nông nghiệp vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 25%, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình của cả nước là 14,57% [13], hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn chưa đồng bộ, thu nhập của lao động nông thôn tăng chậm, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng vẫn đang thiếu hụt,
tái cơ cấu nông nghiệp… Cùng với đó, nhận thức của bộ phận cán bộ, nhân dân chưa đầy đủ, sáng tạo, cán bộ xã vẫn có tư tưởng trông chờ cấp trên; công tác phân công chưa rõ ràng; chưa hợp lý…
Trong thời gian tới Tỉnh chủ trương sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân về mục tiêu, các nội dung cụ thể và giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất lao động, chất lượng nông sản và thu nhập cho người lao động nông thôn, tích cực chủ động xây dựng, triển khai thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị theo hướng bền vững, nhất là đối với những sản phẩm nông sản chủ lực, tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý hiệu quả nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, nhân rộng các mô hình tiên tiến, phát huy những sáng kiến và kinh nghiệm hay về thực hiện xây dựng nông thôn mới.