Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu LV (Trang 47 - 57)

Trong kiểm sát thi hành án tử hình

Trong quá trình kiểm sát THATH thấy một số bất cập kéo theo khó khăn trong công tác kiểm sát như: Chưa có văn bản hướng dẫn, quy định rõ thời hạn thi hành án tử hình nhằm khắc phục tình trạng chờ làm thủ tục thi hành án kéo dài như hiện nay, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, giám sát; Hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc hiện nay cũng làmột vấn đề đáng quan tâm, hiện nay cả nước mới chỉ xây dựng được 05 nhà thi hành án tử hình đặt tại 5 tỉnh thành phố lớn là Hà Nội, Sơn La, Nghệ An, Đắk Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, việc áp 80 Xem: VKSND tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát, năm 2013 - 2017

81 Xem: VKSNDTC (2015), Hướng dẫn số 20/HD-VKSTC-V4 ngày 25/3/2015 về công tác phúc tra kháng nghị, kiến nghị trong hoạt động kiểm sát.

giải tử tù đến nơi thi hành án cũng là một khó khăn lớn, vì quãng đường di chuyển dài đến địa điểm có nhà thi hành án, chi phí cho công tác di chuyển lớn do phải huy động lực lượng áp tải số lượng lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro 83.

BLTTHS, Luật thi hành án hình sự đều không quy định thời hạn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân cho người bị kết án tử hình. Pháp luật thi hành án hình sự chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp thi hành án tử hình đối với những bị án người nước ngoài, nên việc tổ chức thi hành án gặp khó khăn vướng mắc. Pháp luật chưa quy định việc gửi quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch Nước cho VKSND cấp tỉnh nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm nên Viện kiểm sát khó khăn trong việc nắm bắt thông tin để yêu cầu Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án tử hình đúng hạn 84 làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

Trong kiểm sát thi hành án phạt tù

- Một số quy định của Luật thi hành án hình sự chưa thực sự đảm bảo quyền con người của người chấp hành án cụ thể như85:

Việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm của phạm nhân theo Công ước quốc tế chưa có quy định riêng, cụ thể như chưa có Điều luật cụ thể quy định về nghiêm cấm hành vi tra tấn trong thi hành án phạt tù để có thể xử lý những hành vi dùng nhục hình hoặc cố ý gây thương tích chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong thực tiễn thi hành án phạt tù hiện nay vẫn còn hành vi xâm phạm quyền con người xảy ra. Mặc dù BLTTHS đã có quy định về nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người nhưng Luật thi hành án hình sự lại chưa có quy định nguyên tắc này trong Điều luật quy định về các nguyên tắc thi hành án hình sự. Trong khi đó bảo vệ quyền con người là một chức năng hiến định của Viện kiểm sát, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

- Trong việc thi hành quyết định thi hành án đối với trường hợp người bị kết án phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng đang nuôi con chưa thành niên là người lao động duy nhất trong gia đình, không có người thân thích. Khi hết thời

83 Tài liệu tham luận Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 ngành kiểm sát nhân dân, Những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm sát án tử hình theo quy định của pháp luật, tr.34-38

84 Nguyễn Đức Hạnh, Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ở Việt Nam hiện nay, kỷ yếu hội thảo khoa học chính sách pháp luật thi hành án hình sự: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách,

Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam 4-2019, tr.201

85 Lê Hữu Trí, Hoàn thiện những quy định chung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án hình sự nhằm bảo đảm quyền con người của phạm nhân, Tạp chí kiểm sát 11-2018, tr.5

hạn tự nguyện thi hành án Viện kiểm sát đã có công văn đôn đốc thực hiện việc áp giải, tuy nhiên Cơ quan thi hành án hình sự Công an cùng cấp vẫn chưa áp giải được vì lý do “không có người thân nhận nuôi dưỡng con của người bị kết án”, đây là một trong những khó khăn mà Cơ quan thi hành án hình sự không thể giải quyết được. Hiện nay chưa có quy định việc giao con chưa thành niên của người bị kết án cho tổ chức, cá nhân nào nuôi dưỡng để đảm bảo quyền lợi cho con chưa thành niên của họ. Do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

- Hiện nay, có 04 Trại Tạm giam của Bộ Công an (T16, T17, B14, B34) đóng tại địa phương, các đối tượng bị giam, giữ tại đây thuộc thẩm quyền kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 nhưng hiện vẫn thuộc đối tượng kiểm sát việc thi hành án hình sự của Viện kiểm sát cấp tỉnh theo Luật Thi hành án Hình sự là chưa hợp lý 86, điều này là tăng thêm nhiệm vụ cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

- Trước đây, VKSNDTC thực hiện việc kiểm sát đối với các Trại giam của Bộ Công an nhưng từ khi Luật thi hành án có hiệu lực pháp luật thì VKSND cấp tỉnh tiến hành kiểm sát đối với trại giam của Bộ Công an đóng trên địa bàn. Do vậy, ban đầu trong mối quan hệ phối hợp cũng còn có những vướng mắc. Về cơ sở vật chất, các cơ sở giam giữ xây dựng đã lâu, xuống cấp; nhiều hạng mục công trình giam giữ, công trình phụ trợ chưa được xây dựng theo quy định nên mặc dù đã được Viện kiểm sát kiến nghị nhiều lần nhưng các đối tượng kiểm sát vẫn không khắc phục được vi phạm.

- Việc phát hiện, tổng hợp vi phạm, tồn tại và ban hành kiến nghị của VKSND cũng còn những hạn chế như: Việc theo dõi, quản lý tình hình chấp hành pháp luật chưa kịp thời, đầy đủ; Chất lượng kiểm sát còn hạn chế, nhiều vi phạm chưa được phát hiện kịp thời để kháng nghị, kiến nghị; Một số kết luận kiểm sát chưa đúng về thể thức và nội dung, chưa viện dẫn đúng căn cứ pháp luật, còn chưa phân biệt rõ nội dung kháng nghị, nội dung kiến nghị. Việc sử dụng biện pháp kháng nghị yêu cầu chấm dứt, khắc phục vi phạm thiếu kiên quyết, còn biểu hiện khuynh hướng nể nang, né tránh; Một số kháng nghị, kiến nghị chỉ dừng ở đề nghị phòng ngừa, chưa đi sâu làm rõ nguyên nhân và điều kiện xảy ra vi phạm và trách nhiệm của cán bộ quản lý giam giữ nên chưa có tác dụng mạnh trong ngăn chặn, hạn chế vi phạm 87. 86 Nguyễn Đức Hạnh, Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ở Việt Nam hiện nay, kỷ yếu hội thảo khoa học chính sách pháp luật thi hành án hình sự: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách,

Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam 4-2019, tr.199

87 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Nâng cao chất lượng kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhằm hạn chế vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, Tài liệu tham luận tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác kiểm sát năm 2015, tr.69-70

- Trong việc áp dụng quy định của pháp luật về hoãn chấp hành án phạt tù: Thứ nhất:Theo điểm a, Tiểu mục, 7.1, Mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “bệnh nặng” được hiểu là “…bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được

và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu...” và để có cơ sở pháp lý

chứng minh là “bệnh nặng”, người bị xử phạt tù phải có “kết luận của bệnh viện

cấp tỉnh trở lên”; tuy nhiên hiện nay, việc hiểu “kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên” như thế nào còn nhiều cách hiểu khác nhau, có người cho rằng nội dung kết

luận có trong bệnh án hoặc kết quả siêu âm, xét nghiệm hoặc cũng có người cho rằng, kết luận này là một văn bản riêng do bệnh viện cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền trong bệnh viện cấp tỉnh cấp. Bên cạnh đó, theo tiểu Mục 7.3, Mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “người bị xử phạt tù bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình

phạt tù một lần hoặc nhiều lần cho đến khi sức khỏe hồi phục” nhưng lại không có

văn bản nào hướng dẫn cụ thể như thế nào là “sức khỏe được hồi phục” và do cơ quan nào xác nhận, đánh giá.

Do chưa có một hướng dẫn, quy định cụ thể nào về 02 vấn đề trên, nên trong thực tiễn có trường hợp người bị xử phạt tù bị bệnh nặng nhưng không được hoãn chấp hành hình phạt tù (HCHHPT) với lý do không cung cấp được “kết luận của

bệnh viện cấp tỉnh trở lên” theo cách hiểu, áp dụng riêng của cơ quan tiến hành tố

tụng (đòi có văn bản kết luận riêng, nhưng thực tiễn, cơ quan y tế chỉ cung cấp bệnh án) hoặc có trường hợp người bị xử phạt tù lấy lý do “sức khỏe chưa được hồi

phục” (mặc dù đã phục hồi) hoặc tìm kẽ hở của pháp luật (chưa quy định cơ quan

xác nhận “sức khỏe được hồi phục”) mà trốn tránh trách nhiệm hình sự chấp hành án phạt tù hết lần này đến lần khác làm cho bản án của Tòa án khó thực thi, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước thiếu tôn trọng, pháp luật thiếu nghiêm minh và tạo hệ lụy xấu cho các đối tượng phạm tội tương tự. Mặt khác, yêu cầu đối với người bị xử phạt tù phải có “kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên” là bị “bệnh

nặng” mới được HCHHPT trong một số trường hợp cụ thể lại rất khó thực thi. Ví

dụ như : Người bị xử phạt tù đang trong thời gian chờ thi hành án không may bị tai nạn giao thông hoặc đột quỵ, bị tai biến mạch máu não nằm một chỗ, lại không còn

người thân, gia đình rất khó khăn về tài chính, không thuộc đối tượng bảo hiểm y tế chi trả, từ gia đình đến bệnh viện tuyến tỉnh hàng trăm km thì việc nằm viện tuyến tỉnh là rất khó; nhưng nếu không nằm tuyến tỉnh thì không có điều kiện HCHHPT. Đây là một vấn đề tưởng chừng hy hữu nhưng lại xảy ra trong thực tế. Do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

Thứ hai:Hiện nay xung quanh quy định: “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con

dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi” (tại điểm b

Khoản 1 Điều 67 BLHS năm 2015) có 03 quan điểm áp dụng không thống nhất gây khó khăn cho công tác theo dõi thi hành án phạt tù. Có người cho rằng, đây là quy định cho phép phụ nữ bị xử phạt tù được phép HCHHPT từ lúc có thai đến lúc con của họ được 36 tháng tuổi;

Ngược với quan điểm trên, có người lại cho rằng, cần tách 02 nội dung “có thai” và “nuôi con dưới 36 tháng tuổi” để thấy hiểu quy định này một cách công bằng; đó là quy định việc HCHHPT đối với trường hợp “ có thai” riêng và “đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi” riêng, vì cho rằng trong thực tiễn có trường hợp người phụ nữ bị xử phạt tù lúc đầu có thai, song sau đó vì lý do nào đó bị sảy thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng đột nhiên con chết (không còn điều kiện để được HCHHPT); do đó, nếu quy định như quan điểm thứ nhất thì thiếu tính chặt chẽ, đôi khi buông lỏng quản lý, người phạm tội sẽ không phải đi chấp hành án trong khi họ có điều kiện chấp hành hình phạt tù.

Ý kiến khác lại cho rằng, vẫn áp dụng như quan điểm thứ nhất; tuy nhiên, Tòa án cần cho phép HCHHPT từng năm một cho đến khi con của người được HCHHPT được 36 tháng tuổi để tiện theo dõi, quản lý công tác thi hành án phạt tù (trường hợp này vẫn khắc phục được những vướng mắc như quan điểm thứ hai đã nêu).

Mặt khác, thực tiễn việc hoãn chấp hành án đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thường kéo dài do khi con họ vừa đủ 36 tháng tuổi họ lại tiếp tục có thai. Trong trường hợp này cũng chưa có hướng dẫn cụ thể việc có cho họ tiếp tục hoãn nữa hay không và nếu được hoãn họ lại có thai tiếp thì sẽ thế nào, có cho họ miễn chấp hành án hay không. Do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

Thứ ba: Khái niệm về “lao động chính” (hiểu là có nhiều người lao động, nhưng có một người lao động mang lại thu nhập chính cho gia đình) và “lao động

duy nhất” (hiểu là chỉ có một người lao động và chỉ người lao động này mang lại

được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật hình sự cho nên một số nơi vẫn cố tình hiểu hai khái niệm này là một, tạo cơ hội cho một số người phạm tội né tránh trách nhiệm hình phạt tù. Mặt khác, một số trường người bị xử phạt tù là “lao động duy nhất” được HCHHPT một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn đã quá một năm nhưng họ có con duy nhất đã thành niên bị tâm thần, gia đình không còn người thân thích nào khác để giao nuôi dưỡng, chăm sóc; nếu không cho phép tiếp tục HCHHPT thì con duy nhất đã thành niên bị tâm thần của người bị xử phạt tù phải như thế nào, trong khi quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cũng như thủ tục thực hiện việc đưa người bị bệnh tâm thần đã thành niên vào Trung tâm Bảo trợ xã hội chưa được luật hóa hay hướng dẫn và dẫn đến người bị xử phạt tù cũng không yên tâm chấp hành án. Do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

Thứ tư: Quy định “do nhu cầu công vụ” thì người bị kết án về tội phạm ít

nghiêm trọng được HCHHPT; tuy nhiên, việc hiểu, áp dụng trường hợp “do nhu

cầu công vụ” rất khác nhau ở các địa phương, có nơi lạm dụng điều này để người

phạm tội né trách nhiệm chấp hành hình phạt tù. Do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.

- Trong kiểm sát việc áp dụng quy định của pháp luật về án treo:

Thứ nhất: Trong quá trình Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát tại UBND cấp xã

phát hiện vướng mắc trong việc xác định thời điểm người được phân công giám sát, giáo dục và UBND cấp xã nhận xét quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo. Đối với người được phân công, có trường hợp người được phân công nhận

Một phần của tài liệu LV (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w