Truyện kể rằng thuở nọ cĩ một Sa mơn dốc tâm cầu đạo, quyết chí tu hành. Sư tha thiết đảnh lễ Ðức Thế Tơn, xin Ngài trao truyền yếu chỉ thiền quán, rồi một mình một bĩng đi vào rừng sâu thực hành thiền định. Sau một thời gian dài nỗ lực cao độ, ngày đêm trầm tư quán tưởng về lẽ sanh-trụ-dị-diệt của vạn loại hữu tình, nhưng tia chớp liễu ngộ vẫn chưa lĩe sáng trong tâm. Cây cảnh quanh sư vẫn hồn nhiên đâm chồi nảy lộc và thay màu đổi sắc theo chu trình xuân sanh, hạ trưởng, thu liễm, đơng tàn. Một cơn giĩ nhẹ thổi qua, dăm ba chiếc lá chao động lìa cành, rồi nằm trơ vơ trên mặt đất cho đến thời tan lỗng theo vũ trụ vần xoay. Sư quán niệm hồi, thiền định mãi mà chưa khám phá ra nguyên nhân của sự tồn vong, luân chuyển. Một buổi mai nọ, nhìn những tia nắng vàng lung linh nhảy múa, khi ẩn khi hiện qua các cành lá rì rào, sư lại càng thắc mắc về lẽ sinh thành, hủy diệt. Sư quyết định tạm biệt núi rừng, trở về thỉnh Ðức Thế Tơn trao cho một cơng án khác, phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sư hơn.
Trên đường về Trúc Lâm, sư phải băng qua một khu đồi trọc, rồi đến một cánh đồng rộng. Mặt trời mỗi lúc một lên cao, độ nĩng càng thêm gay gắt. Sư bỗng thấy một hiện tượng quái dị cứ chờn vờn ẩn hiện trước mặt. Sư đi thì nĩ đi. Sư đứng thì nĩ đứng. Sư chạy thì nĩ chạy như thể trêu chọc sư. Sư tự hỏi khơng biết đĩ là phép mầu huyền bí hay hiện tượng ảo hĩa thường xuất hiện ở những nơi đồng khơng mơng quạnh. Bỗng dưng sư nhớ lại lời pháp thoại của Ðức Thế Tơn:
Này các thầy Tỳ kheo, Hãy trụ tâm thiền quán, Pháp hữu vi tan lỗng, Như mây nổi, sương sa, Như điện chớp lĩe nhịa, Như mộng mị huyễn hĩa.
Ngay tức khắc, sư trực nhận ra vịng sinh diệt của mọi hiện tượng đang quay cuồng theo nghiệp cảm duyên khởi và đang liên tục diễn ra trên cõi đời này. Cảm thấy sảng khối, phấn khích, sư tiếp tục đếm từng bước thiền hành cho đến khi mặt trời đứng bĩng. Phần nĩng nực, phần đĩi khát và thấm mệt, sư ngồi nghỉ mát dưới một tàng cây trên bờ sơng A-chi-ra-va-ti (Aciravatĩ). Một lát sau, sư xuống sơng uống nước, tắm rửa và ngâm mình thư giãn trong dịng nước trong xanh; đoạn sư lên ngồi thanh thản trên một tảng đá bằng phẳng trong bĩng râm, cạnh một dịng thác đang tuơn nước rào rào. Nhìn
những chiếc bong bĩng trịn vo, to tướng cứ liên tục nhấp nhơ, sanh diệt theo sức ép của từng làn sĩng luân phiên xơ vào ghềnh đá, sư như bắt được của quý, miệng mỉm cười, nĩi: “À... ta thấy rồi. Sanh tử, tồn vong là thế!” . Sư từ từ đi vào chánh định với niềm hỷ lạc vơ biên.
Ðức Thế Tơn bấy giờ đang nhập định trong thiền thất, thấy tướng mạo của sư uy nghi như núi Tu Di và rạng rỡ như ánh trăng rằm, Ngài cất lời tán thán: “Ðúng thế! Ðúng thế! Này Sa mơn. Những bong bĩng nước và hiện tượng ảo hĩa nhấp nhơ sanh diệt thế nào thì vịng sanh tử miên trường của chúng sanh cũng nổi trơi tan biến như thế đĩ”.
Ngài đọc kệ:
Hình hài như huyễn hĩa, Thân xác tợ bọt bèo, Bẻ tên hoa dục vọng, Tử thần hết dõi theo. (PC. 46)
Thế Tơn vừa đọc kệ xong thì sư liền chứng quả A la hán với pháp lực nhiệm mầu, thần thơng quảng đại. Trưởng lão xả thiền, tiếp tục hành trình về thăm Bổn Sư với tâm trạng ung dung thư thái, khinh khối khơn lường. Trưởng lão vừa đi vừa tán thán dung nghi, uy lực của Ðức Ðạo Sư:
Báo thân Phật tổ lộng ánh vàng, Uy đức vang lừng khắp thế gian, Mát nụ cười tươi – thiên đế phục, Bao dung ánh mắt – quỷ vương hàng.