PHIẾU HỌC TẬP

Một phần của tài liệu tuan-14 (Trang 25 - 29)

II. Đồ dùng dạy học:

PHIẾU HỌC TẬP

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài 11. - Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động: 2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần

- Y/c HS đọc SGK đoạn: “Đến cuối thế kỉ XII …

Nhà trần được thành lập”.

(?): Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn?

(?): Trong hoàn cảnh đó nhà Trần thay thế nhà Lý ntn?

KL: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không thể gánh vác được việc nước nên nhà Trần lên thay nhà Lý là một điều tất yếu.

HĐ2: Nhà Trần xây dựng đất nước

- Phát phiếu học tập cho HS và y/c HS hoàn thành phiếu.

PHIẾU HỌC TẬP

Điền dấu X vào trước những chính sách mà nhà Trần thực hiện:

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc to trước lớp, cả lớp theo dõi SGK.

+ Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để giữ ngai vàng.

+ Vua Lý Huệ Tông không có con trai truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.

- Lắng nghe.

- HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.

 Đứng đầu nhà nước là vua.

 Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.

 Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.  Cả nước chia thành các lộ, châu, phủ.

- Y/c HS báo cáo kết quả trước lớp. - Y/c HS nhận xét.

(?): Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và dân chưa quá cách xa ?

- GV chốt lại những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước.

3. Củng cố - dặn dò:

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, và chuẩn bị bài sau.

- 3HS lần lượt báo cáo kết quả. - Nhận xét.

+ Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.

Đạo đức: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1)

(Tiết 14)

I/ Mục tiêu:

- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

* Giáo dục KNS: Giáo dục cho HS các kĩ năng: lắng nghe lời dạy bảo của các thầy cô

giáo; thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.

II/ Đồ dùng dạy học:

 Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.

 Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho (HĐ 2, tiết 2 ; HĐ 4, tiết 1).

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu sau:

+ HS1: Nêu một số việc em đã làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ HS2: Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu.

- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động: 2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Xử lí tình huống

- Y/c HS đọc tình huống trong SGK và thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi:

(?): Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?

(?): Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? Vì sao?

- Y/c các nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm mình.

- Gọi 2 nhóm lên đóng vai trước lớp, các nhóm khác nhận xét.

- Y/c HS làm việc cả lớp.

(?): Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ ntn?

(?): Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?

- 2HS trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Các bạn sẽ đến thăm cô giáo. + Em sẽ cùng các bạn đến thăm cô vì cô giáo là người đã dạy dỗ, truyền đạt cho em kiến thức. - Đóng vai trong nhóm.

- Nhận xét.

+ Phải tôn trọng, biết ơn.

+ Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo các em nên người. Vì vậy, chúng em phải biết kính trọng, biết ơn

KL: Các thầy cô giáo đã dạy dỗ các em nhiều biết

nhiều điều hay, điều tốt. Do đó, các em phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

HĐ2: Thế nào là biết ơn thầy cô? (BT1)

- GV đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như BT1.

(?): Bức tranh … thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo hay không?

KL: Tranh 1, 2, 4 thể hiện lòng biết ơn, sự kính

trọng đối với thầy cô giáo. Còn tranh 3 việc làm của các bạn chưa thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo. (?): Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.

(?): Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó?

HĐ3: Hành động nào đúng? (BT2)

- Đưa bảng phụ có ghi các hành động. Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi và cho biết hành động nào đúng? Hành động nào sai? Vì sao?

- Gọi HS trả lời.

KL: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Những việc như nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học là những việc làm chưa thể hiện lòng kính trọng của các em đối thầy cô.

(?): Hãy nêu thêm một số việc làm khác bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.

thầy cô giáo. - Lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS giơ tay nếu đồng ý nếu cho rằng bức tranh đó thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. Ngược lại thì không giơ tay.

+ Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp. + Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy, cô giáo dù thầy cô không dạy mình. - HS làm việc cặp đôi, thảo luận nhận xét hành động đúng.

- Trả lời, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe.

- HS nêu thêm.

Khoa học: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC (Tiết 27)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,… - Biết đun sôi nước trước khi uống.

- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

* Liên hệ GDMT: GD HS luôn luôn có ý thức uống nước đã được đun sôi để bảo vệ

sức khoẻ của mình.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ Hình trang 56, 57 SGK. + Phiếu học tập.

+ Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 26: 1) Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm? 2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khoẻ của con người?

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

Một phần của tài liệu tuan-14 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w