cung cấp đủ công cụ cho nghiên cứu các chuỗi ngành hàng hoặc mở rộng ra theo lãnh thổ.
Doanh nghiệp đơn ngành
CGT của nhà CGT của CGT của kênh CGT của doanh
cung cấp nghiệp phân phối người mua
Doanh nghiệp đa ngành
CGT đơn vị kinh
doanh
CGT của nhà CGT đơn CGT của CGT của
vị kinh
cung cấp doanh kênh phân người mua
phối
CGT đơn vị kinh doanh
Hình 2.2: Hệ thống Chuỗi giá trị
Nguồn:[44, tr.73]
Để khắc phục điểm yếu của CGT doanh nghiệp, M.Porter đã mở rộng khái niệm CGT ra ngoài tổ chức doanh nghiệp, đặt tên là hệ thống CGT. Nhờ đó, khung phân tích CGT có thể áp dụng cho toàn bộ dây chuyền cung cấp và mạng lưới phân phối của một ngành hay một địa phương. Việc phân phối sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cuối cùng sẽ huy động các yếu tố kinh tế, quản lý khác
nhau trong CGT riêng của mình. Với sự tương tác đồng bộ, các ngành có thể tạo ra một chuỗi với giá trị mở rộng.
Nếu như khái niệm CGT của Micheal Porter đề cập đến ở trên chỉ tập trung nghiên cứu ở qui mô của doanh nghiệp, thì Kaplinsky và M.Morris [102] lại mở rộng ở phạm vi của CGT. Theo các ông, thì CGT đề cập đến một loạt những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. CGT có thể hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: Thiết kế và phát triển sản phẩm THIẾT KẾ Sản xuất:
-Logistics đầu vào
-Sản xuất
-Logistics đầu ra
-Đóng gói
-vv…
SẢN XUẤT
Logistics đầu vào
Sản xuất Logistics đầu ra Đóng gói Marketing MARKETING Tiêu thụ/ Tái chế TIÊU THỤ
Hình 2.3: Mô hình chuỗi giá trị đơn giản
Nguồn:[102, tr.4]
Theo nghĩa hẹp, một CGT bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi liên kết, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Giá trị của mỗi hoạt động bổ sung, cấu thành nên giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng, CGT là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương
nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không chỉ xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp tiến hành, mà cả các mối liên kết ngược, xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và liên kết với người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy có thể hiểu: Chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa là quan hệ kinh tế khách quan của các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi các hoạt động của quá trình sản xuất và phân phối, tiêu dùng của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.
Cụ thể, trong CGT có các “khâu”, mỗi khâu có các “hoạt động” cụ thể với một chức năng nhất định. Bên cạnh các khâu của CGT còn có các “tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa... Bên cạnh đó còn có các “nhà hỗ trợ CGT” với nhiệm vụ là giúp phát triển chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp CGT.
Đặc điểm của CGT: Tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua làm việc cùng nhau trong CGT; Trong CGT, tất cả các khâu đều luôn phải tuân theo một tiêu chuẩn và luôn cần được cải tiến để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các chuỗi khác. Chuỗi giá trị thành công khi lợi nhuận tạo ra trong chuỗi được chia sẻ một cách hợp lý cho các bên tham gia.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Qua nghiên cứu các khái niệm: Hàng nông sản, chuỗi giá trị và phân tích nội hàm của các khái niệm đó, luận án rút ra khái niệm phát triển hàng nông sản theo
chuỗi giá trị như sau: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là tổng thể hoạt
động của các chủ thể nhằm làm tăng giá trị tại mỗi khâu trong quy trình từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua gom, sơ chế, phân phối, tiêu dùng hàng nông sản và đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.
Từ khái niệm trên cho ta thấy:
Một là, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị trước hết là sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ khâu
cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, khâu sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp, khâu chế biến các sản phẩm của ngành nông nghiệp và cuối cùng là các hoạt động để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hai là, mục đích của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là nâng cao giá trị gia tăng cho từng khâu trong chuỗi giá trị để từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
Ba là, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đòi hỏi phải đảm bảo lợi ích của từng chủ thể tham gia chuỗi sản xuất.
Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị được mô hình hóa theo hình sau:
Nhà nước, ngân hàng, nhà doanh nghiệp, nhà tư vấn, khoa học công nghệ…
Cung ứng đầu vào: Giống, phân bón, thuốc BVTV… Quá trình sản xuất nông sản của người nông dân Thu mua gom nông sản Sơ chế, chế biến nông sản Thương mại (bán buôn,
phân phối, xuất khẩu) nông sản
Người tiêu dùng
Hình 2.4: Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Về tổng thể có thể chia CGT của hàng nông sản thành 6 công đoạn như sau: Cung ứng các dịch vụ đầu vào; Sản xuất; Thu gom/Sơ chế; Chế biến; Thương mại; Tiêu dùng.
2.1.2. Vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế có liên quan khác phát triển
Phát triển hàng nông sản theo CGT nhờ tận dụng được những ưu thế của sản xuất hàng hóa như: quy mô sản xuất lớn, thúc đấy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông
sản trên thị trường từ đó góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị còn tạo tiền đề thúc đẩy phát triển các ngành khác cụ thể như: sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp trước hết tạo điều kiện cho các đơn vị cung ứng các yếu tố đầu vào sản xuất phát triển nhờ ổn định được nguồn tiêu thụ vật tư nông nghiệp; ngoài ra, các đơn vị nằm trong chuỗi chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hàng hóa nông sản như: công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản; các đơn vị phân phối… cũng có sự phát triển nhờ ổn định được các yếu tố đầu vào sản xuất để đảm bảo khả năng cung ứng liên tục các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho thị trường.
Như vậy, phát triển sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị một mặt đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Một mặt góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản phát triển ổn định, bền vững.
2.1.2.2. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát triển hàng nông sản theo CGT sẽ đảm bảo cho nông sản hàng hóa có giá trị gia tăng cao và có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, từ đó cho phép mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần trong nước và trên phạm vi quốc tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Với nghĩa đó, phát triển nông sản theo CGT có vai trò quan trọng đối với tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa đất nước; giảm các khoản vay từ nước ngoài. Từ đó giảm sự lệ thuộc về kinh tế, tạo điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.2.3. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia
Phát triển hàng nông sản theo CGT góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, điều đó thể hiện ở chỗ:
Nhờ sản xuất theo chuỗi giá trị nên tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp được nâng cao thông qua các biện pháp như: ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động; nâng cao khả năng tổ chức quản lý trong chuỗi sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn lao động, …
Ngoài ra, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong các khâu của sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị như: công nghệ thủy canh, khí canh, nhà lưới, nhà kính, các công nghệ khử khuẩn cho nông sản, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản không sử dụng các chất hóa học… còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, tái tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai và nguồn nước. Từ đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.
Tóm lại, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị một mặt tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.
2.1.2.4. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị góp phần mở rộng thị trường, xây dựng các mô hình kinh tế mới
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị giúp cho sản phẩm nông nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng sản phẩm tốt, ổn định; giá cả có tính cạnh tranh cao (nhờ tính tương hỗ cao giữa các khâu trong chuỗi sản xuất). Từ đó tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản chiếm lĩnh niềm tin người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xây dựng các mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp. Do quy mô thị trường mở rộng, nên quy mô sản xuất có điều kiện phát triển tạo tiền đề xây dựng các mô hình kinh tế phát huy được tính hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như: kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới (hợp tác xã nông nghiệp cổ phần)…
2.1.2.5. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là phương án tối ưu để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân
Nông sản là sản phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống của con người. Vì vậy, việc mở rộng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người cũng mang tính tất yếu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, cơ hội để mở rộng thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng. Việc khai thác tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên và dân số sẽ cho phép Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Quá trình đó một mặt tạo ra nhu cầu sử dụng lao động lớn trong ngành nông nghiệp, một mặt góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế khi tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản.
2.1.2.6. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị góp phần thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế
Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ mà trước hết là chủ động tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế đòi hỏi sức mạnh nội lực của nền kinh tế biểu hiện thông qua nhiều nhân tố, trong đó năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm (trong đó có sản phẩm nông nghiệp) giữ vai trò rất quan trọng. Việc kết hợp giữa lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp với phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị sẽ đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, việc mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp giúp các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thị trường quốc tế có điều kiện tiếp cận trực tiếp với quá trình sản xuất nông nghiệp nước ta và có thể tham gia với tư cách nhà đầu tư nước ngoài trong từng khâu của CGT. Việc thu hút được các nhà sản xuất, phân phối nước ngoài tham gia chuỗi liên kết một mặt giảm áp lực vốn đầu tư, khoa học công nghệ cho sản xuất. Một mặt giúp hàng hóa nông sản
nhanh chóng thâm nhập được thị trường nước ngoài thông qua chuỗi tiêu thụ toàn cầu của các nhà phân phối.
2.1.2.7. Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị cho phép khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
Xét trên mặt bằng phát triển lực lượng sản xuất chung của thế giới. Cho đến nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên như: thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước … và nguồn lao động để quyết định việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp. Trên phương diện này, Việt nam có điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Với các vùng đồng bằng có độ phì nhiêu cao cho phép sản xuất lương thực với khối lượng lớn; các vùng cao nguyên cho phép sản xuất ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như: chè, cà phê, hồ tiêu, các loại hoa quả nhiệt đới có chất lượng cao với chi phí thấp…; ngoài ra với bờ biển dài cho phép khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn hiệu quả… Từ đó tạo một nền nông nghiệp đa dạng và có sức cạnh tranh cao.
2.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
2.2.1. Nội dung phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
2.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
Để có thể thực hiện thành công Phát triển hàng nông sản theo CGT, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phải xây dựng được chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể, mục đích chỉ tiêu cần đạt được theo từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên thị trường, hàng nông sản luôn phải cạnh tranh với không chỉ các mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước của các địa phương khác mà còn phải cạnh tranh với hàng nông sản của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để