KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân loại tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tài sản là một thuật ngữ phổ thông để chỉ tất cả các đối tượng đáp ứng được nhu cầu của con người. Bên cạnh đó tài sản cũng là một thuật ngữ mang tính pháp lý sâu sắc. Trong ngôn ngữ pháp lý tài sản chỉ tất cả các đối tượng của quyền sở hữu, mang đến một lợi ích và có thể đưa vào trong giao lưu dân sự. Khái niệm tài sản có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, nó xuất hiện đầu tiên trong Luật La Mã và trở thành khái niệm gốc của tất cả các hệ thống pháp luật dân sự trong các giai đoạn phát triển sau nàycho đến tận ngày nay. Mỗi một hệ thống pháp luật, mỗi một quốc gia có cách xây dựng khái niệm tài sản khác nhau nhưng đều lựa chọn phương pháp phân loại để đi tìm bản chất và lựa chọn quy chế pháp lý phù hợp điều chỉnh các quan hệ liên quan đến mỗi nhóm tài sản. Theo đó, trên thế giới hiện tồn tại ba cách phân loại tài sản truyền thống. Căn cứ vào chủ sở hữu, tài sản được chia thành tài sản công, tài sản chung vài tài sản tư. Căn cứ vào thuộc tính vật lý, tài sản được chia thành động sản và bất động sản. Căn cứ vào phương thức chiếm hữu, tài sản được chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Khái niệm tài sản du nhập vào Việt Nam thông qua pháp luật Pháp và được hoàn thiện dần theo thời gian cho phù hợp với văn hóa pháp lý và số đông dân cư Việt Nam. Các quy định về phân loại tài sản trong pháp luật thực định Việt Nam có sự tiếp thu, chọn lọc và kết hợp các cách phân loại khác nhau của pháp luật thế giới. Theo đó, tài sản được phân loại theo hình thức tồn tại và thuộc tính vật lý -được tìm hiểu chi tiết trong nội dung của Chương 2 dưới đây.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ TÀI SẢN, PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Do có một thời gian dài nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, pháp luật Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của pháp luật Pháp và sau này là pháp luật của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa mà đại diện tiêu biểu là Liên Xô. Bộ luật Dân sự 1995 ra đời trong bối cảnh Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới được gần mười năm. Sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế và giao lưu dân sự đã thúc đẩy việc xây dựng một Bộ luật Dân sự để điều chỉnh cácmối quan hệ trong đời sống, đồng thời xác lập các quy tắc điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng, Bộ luật Dân sự 1995 đã biểu hiện những bất cập đòi hỏi cần được sửa đổi,bổ sung để theo kịp sự phát triển ngày càng đa dạng của đời sống xã hội.Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ luật Dân sự1995 trong thời điểm Việt Nam đang hoàn tất các bước cần thiết cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các quy định, khái niệm cơ bản đều được sửa đổi theo hướng phù hợp hơn với các quy định của pháp luật quốc tế. Đây có thể xem là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập của pháp luật dân sự Việt Nam. Các khái niệm cơ bản: tài sản, phân loại tài sản được xây dựng lại trên cơ sở tham khảo có chọn lọc và kết hợp các cách phân loại tài sản của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được tiêu chí phù hợp với văn hóa pháp lý và dễ hiểu với số đông dân cư Việt Nam. Trong phần Tài sản và Quyền sở hữu, các nhà làm luật Việt Nam lựa chọn định nghĩa tài sản theo phương pháp liệt kê và phân loại. Theo đó, tài sản được phân chia theo hai tiêu chí chính là hình thức tồn tại và thuộc tính vật lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân loại tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)