phủ cần kiến tạo một môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi. Bằng cách kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi, Chính phủ có thể huy động được nhiều nguồn vốn, từ đó khuyến khích và thu hút đầu từ phía người nông dân, các DN hơn nữa. Việc tạo một môi trường thuận lợi không can thiệp quá sâu vào chuỗi sản xuất nông nghiệp là xu hướng phát triển chung trên thế giới. Chính phủ cần hạn chế sự can thiệp trực tiếp, chủ yếu duy trì, tạo lập môi trường thuận lợi cho DN tự vận hành.
4.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp xuấtkhẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Đối với chính phủ: Tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách thuận lợi. Chính phủ cần tạo ra một môi trường tín dụng có cạnh tranh, như việc có thể các ngân hàng đặc thù cho nông nghiệp.
Đối với DN: Nâng cao chất lượng quản trị DN. Các DN cần đổi mới công tác quản trị nhân lực trong các DN, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hoá hoạt động tuyển dụng, đánh giá và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này để nâng cao khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà nhập khẩu.
KẾT LUẬN
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng, có chung đường biên giới và là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Những yếu tố của thị trường này tác động đến kinh tế của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nói riêng. Để lượng hóa và khẳng định sự tác động của các nhân tố nêu trên tới tới hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động XK nói chung và xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện theo quan điểm về Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2030 và Quan điểm về thương mại NS Việt Nam với Trung Quốc, nghiên cứu đã gợi ý một số chính sách đối với Chính phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã phân tích những nhân tốc tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản của DN Việt Nam sang Trung Quốc một cách có hệ thống, sử dụng phương pháp mô hình hóa để đánh giá cụ thể mức độ tác động của các nhân tố và cập nhật các số liệu mới nhất. Trong Luận án này tác giả đã thêm hai chỉ báo là mối quan hệ giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với nguồn cung (DN sản xuất sản phẩm, nông hộ) và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với cơ quan chủ quản. Thang đo này chính là một trong 3 thang đo tác động mạnh nhất đến hoạt động XK của DN.
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng luận án cũng mang lại một số kết quả có ý nghĩa nhất định về cơ sở lý luận và thực tiễn. Đó là luận án khẳng định sử dụng lý thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng trong nghiên cứu nhân tố tác động tới hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là phù hợp, và có thể sử dụng học thuyết này sang các lĩnh vực khác. Đồng thời, nghiên cứu này làm rõ hơn nhân tố thuộc về hoạt động xuất khẩu nông sản, lượng hóa các tác động đó để đánh giá vai trò của từng nhân tố đối với hoạt động xuất khẩu nông sản nhằm đề xuất những chính sách phù hợp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.