Tăng hiệu quả của quá trình ra quyết định nhóm, các nhà quản lý cần phải làm gì?

Một phần của tài liệu Bài giảng hành vi tổ chức (Trang 92 - 94)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Nhóm làm việc trong công ty Marshall

Marshall là một nhà máy lớn ở miền trung của Mỹ sản xuất và chế biến ngô thành sirô hóa học, loại sirô này có thể sử dụng trong nhiều loại đồ uống có ga. Nhà máy của Marshall hoạt động liên tục 24 giờ trong một ngày, 365 ngày trong một năm. Có hai tổ hợp sản xuất chính trong nhà máy này: bộ phận máy nghiền với 75 công nhân đang làm việc và một bộ phận chiết xuất ngô thành sirô với 80 công nhân làm việc. Dây chuyền sản xuất trong nhà máy được máy tính hóa và hầu hết công việc ở 2 bộ phận sản

xuất này bao gồm các bước kiểm soát, bảo trì, quét dọn và xử lý các sự cố. Có 30 nhân viên làm việc trong văn phòng công ty và ở các vị trí hỗ trợ khác nhau trong công ty. Tất cả mọi người, trừ những nhân viên hỗ trợ trong công ty, đều làm việc theo ca, 8 giờ/ca.

Ba năm trước đây, Marshall áp dụng hệ thống quản lý nhóm để cải thiện năng suất lao động của nhà máy và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Chương trình này bao gồm 2 loại nhóm làm việc. Loại nhóm thứ nhất là nhóm làm việc. Các thành viên trong nhóm này gặp nhau hàng tuần để xem xét cách thức cải thiện quy trình làm việc. Loại nhóm thứ hai là nhóm làm việc trên phạm vi toàn nhà máy, gọi là nhóm Marshall. Các thành viên nhóm này gặp gỡ hàng tháng để xem xét các quyết định về những vấn đề mà nhà máy gặp phải như các kế hoạch trả lương, các chính sách của công ty, việc mua máy móc thiết bị. Nhóm Marshall được hình thành trên cơ sở các thành viên được lựa chọn từ các nhóm làm việc. Mỗi nhóm làm việc cử một thành viên của nhóm tham gia vào nhóm Marshall. Các cán bộ quản lý ở công ty Marshall sử dụng những ý kiến đóng góp của các nhóm này để làm cơ sở ra quyết định về các hoạt động của nhà máy.

Trong vòng 3 năm thực hiện chương trình làm việc theo nhóm này, những thành viên tham gia các cuộc họp nhóm thường xuyên được lựa chọn để tham gia vào nhóm Marshall. Ở nhóm Marshall này, họ có vai trò quan trọng hơn và mong muốn có tiếng nói nhất định đóng góp vào những quyết định của công ty. Tuy nhiên, ban quản lý của công ty lại quan tâm nhiều hơn đến những nhân viên không tham gia vào chương trình hoạt động theo nhóm của công ty. Sau khi xem xét vấn đề, ban quan lí công ty quyết định rằng đây là một vấn đề phức tạp và rằng có 3 loại nhân viên không tham gia vào chương trình nhóm làm việc của công ty.

Nhóm nhân viên thứ nhất là những người phàn nàn rằng chương trình nhóm này dẫn đến việc họ phải tham gia quá nhiều cuộc họp và bận rộn hơn rất nhiều. Nhóm nhân viên này được lãnh đạo bởi Shu-Chu Lim. Shu-Chu là một nhân viên làm việc rất chăm chỉ và được mọi người kính trọng. Khi được hỏi về việc tham gia các nhóm làm việc và nhóm Marshall, nhân viên này trả lời rằng: “Tôi không có thời gian để họp và ba hoa. Khi tôi đi làm, tôi muốn thật sự tập trung vào công việc, không muốn bỏ phí thời gian”.

Loại nhân viên thứ hai không bằng lòng với thực tế rằng họ phải tự giải quyết rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc của mình. Những nhân viên này nghĩ rằng ban quản lí công ty không cung cấp đủ các yếu tố đầu vào để họ làm việc mà dựa quá nhiều vào nhóm làm việc để giải quyết mọi vấn đề. Xem xét trường hợp của Bill. Bill sống ở gần nhà máy Marshall và rất thích làm việc ở công ty này vì chính sách tiền lương ở công ty này rất tốt. Tuy nhiên, anh coi việc làm ở nhà máy này chỉ là một cách để kiếm tiền. Khi ban quản lí yêu cầu anh làm thêm việc,

anh không nhận và thường xuyên im lặng. Suy cho cùng, anh nói, ban quản lí được trả cho việc ra quyết định chứ không phải là anh.

Loại nhân viên thứ 3 từ chối tham gia vào các nhóm làm việc vì họ nghĩ rằng các ý kiến của họ không được ban quản lý lắng nghe.

Một phần của tài liệu Bài giảng hành vi tổ chức (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)