8. Cấu trúc luận văn
3.4. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất ở trường THPT Trần
quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Trong năm học 2010- 2011, THPT Trần Phú, quận Tân Phú đã tích cực thực hiện tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học. Cụ thể: Về thiết bị dạy học được tăng cường bổ sung hàng năm đáp ứng yêu cầu giảng dạy; các phịng học được củng cố đầu tư sửa chữa đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh; phịng bộ mơn đáp ứng được yêu cầu phục vụ khai thác, sử dụng của giáo viên. Sách giáo khoa THPT được phát hành đầy đủ, kịp thời đến các lớp trong dịp hè 2010 để chuẩn bị năm học mới. Trong trường cĩ thư viện và tủ sách giáo khoa dùng chung. Ngồi thiết bị dạy học tối thiểu, trường đã bố trí kinh phí mua sắm các thiết bị dạy học ngồi danh mục tối thiểu phục vụ cho cơng tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Hầu hết các phịng học của trường đã cĩ máy tính, máy chiếu để phục vụ cơng tác quản lý và giảng dạy; trường đã duy trì nối mạng internet để giáo viên khai thác tư liệu phục vụ cho dạy – học.
Trường đã và đang xây dựng, cải tạo cảnh quan nhà trường; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hĩa, hiện đại hĩa, chuẩn hĩa, đẩy nhanh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Kết luận chương 3
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới PPDH cĩ một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Trong đĩ PPHTN là một trong những PP nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của HS, để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nhận thức học tập của HS. Để phát huy PPHTN thì cần phải cĩ một số phương hướng và giải pháp sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động "Nĩi khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", cuộc vận động này bước đầu đã được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực của tồn xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất tăng hệ số ưu đãi cho giáo viên. Đổi mới đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giáo viên là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình đổi mới PPDH.
Đổi mới cơ chế quản lí, cách đánh giá lao động của giáo viên. Đổi mới mơi trường dạy học và các thiết bị dạy học. Đổi mới trong nhận thức về vị trí của mơn giáo dục cơng dân.
Đầu tư về cơ sở ha ̣ tầng là điều kiê ̣n quan tro ̣ng để nâng cao chất lượng da ̣y và ho ̣c, đề cao tính khách quan trong giảng da ̣y. Giáo viên phải tạo sự say mê học tập, nghiên cứu đối với mơn học này
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – cơng nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và tồn cầu hĩa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn và nhanh chĩng hơn.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu. Bối cảnh trên tạo ra những biến đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức chương trình và hệ thống giáo dục.
Quán triệt những qui định của luật giáo dục, nhà trường THPT cần cụ thể hĩa định hướng đổi mới giáo dục với từng mơn học trong đĩ cĩ mơn GDCD.
83
C. KẾT LUẬN
Thế giới đã và đang cĩ những chuyển biến nhanh chĩng về khoa học – cơng nghệ và tiến bộ xã hội. Nền kinh tế tri thức ra đời với những tốc độ phát triển như vũ bão. Đối với nước ta quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa tiệm cận với nền kinh tế tri thức thì nguồn lực con người, tài nguyên chất xám càng trở nên cĩ tầm quan trọng, quyết định sự thành cơng của cơng cuộc đổi mới đất nước. Để nguồn lực con người cĩ thể mang lại giá trị hữu ích cho đất nước thì giáo dục luơn giữ một vai trị đặc biệt quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đĩ. Tồn ngành giáo dục đã chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, coi đĩ là khâu mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong điều kiện hiện nay. Giáo dục phổ thơng nước ta đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mơ, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước.
Tuy nhiên, giáo dục phổ thơng hiện nay cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém: chất lượng đào tạo nhìn chung cịn thấp, hiện nay giáo viên tại các trường THPT chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống " thầy đọc, trị chép". Phương pháp dạy và học hiện nay chủ yếu chạy theo chương trình, đối phĩ với các kỳ thi. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường THPT hiện nay chỉ mang tính hình thức. Do đĩ, vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp giảng dạy là chuyển từ cách dạy học thụ động sang cách dạy học chủ động, chấm dứt tình trạng đọc chép trên lớp, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Hiện nay, trong lý luận và thực tiễn sư phạm người ta đang đề cao quan điểm lấy người học làm trung tâm nâng cao vai trị tích cực của người học trong hoạt động dạy – học, đặc biệt trong bài giảng lý thuyết. Vì vậy, các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp HTN rất được coi trọng. Kết quả thực tiễn đã cho chúng tơi đưa ra kết luận rằng: vận dụng biện pháp HTN vào giờ dạy
học mơn GDCD thật sự mang lại hiệu quả rất lớn từ nhiều mặt: giúp học sinh hiểu bài ngay trên lớp, khơng khí lớp học sơi nổi, hứng thú. Bằng sự thể nghiệm thực tiễn, chúng tơi nhận thấy rằng để cĩ thể áp dụng biện pháp HTN được tốt và phát huy tối đa vai trị của nĩ thì địi hỏi người giáo viên phải nắm vững lý luận về hình thức HTN, phải tâm huyết với nghề, cĩ kiến thức chuyên mơn sâu rộng, thương yêu học sinh và nghệ thuật sư phạm.
Những năm qua, Trường THPT Trần Phú đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đĩ cĩ phương pháp HTN nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp, tạo nên những chuyển biến tích cực trong giảng dạy và học tập.
Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp HTN trong giảng dạy các mơn học nĩi chung và giảng dạy mơn học GDCD nĩi riêng, chưa mang lại những kết quả theo mong muốn, chất lượng và hiệu quả giảng dạy chưa cao. Điều đĩ do nhiều nguyên nhân từ phía khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Quá trình dạy học chỉ thật sự thay đổi khi cĩ sự thay đổi đồng thời của các thành tố cơ bản nằm trong cấu trúc hệ thống như mục tiêu, nội dung, phương pháp…. Mặc dù các giải pháp sau quá trình thực nghiệm sư phạm được đánh giá cĩ tính khả thi và mang ý nghĩa thực tiễn nhưng sự cải tiến này cịn mang tính đơn lẻ, chưa nhất quán.
Mặt khác, muốn nâng cao chất lượng dạy học thì người học cần tích cực học tập mọi lúc, mọi nơi. Thiết kế hoạt động học tập ở nhà nhằm kích thích người học tích cực nhận thức là cần thiết. Bên cạnh việc ứng dụng quy trình cơng nghệ dạy học để thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng cơng nghệ thơng tin để thiết kế hoạt động dạy học, triển khai vào thực tế lớp học. Hơn nữa, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Thực trạng đĩ đặt ra yêu cầu cấp bách là làm thế nào để nâng cao chất lượng hợp tác nhĩm trong giảng dạy mơn GDCD nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
85
Trên cơ sở điều tra, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và tiến hành thực nghiệm phương pháp hợp tác nhĩm theo một số nội dung bài giảng, luận văn đã xây dựng quy trình hợp tác nhĩm gồm ba giai đoạn và mười bước, phản ánh đầy đủ các hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp của giáo viên và của học sinh.
Đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp hợp tác nhĩm trong giảng dạy mơn GDCD theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính hiệu quả, tính khả thi của cách thức, quy trình mà tác giả đã đề xuất.
Tuy nhiên, dạy học nhĩm khơng phải là một biện pháp sư phạm độc tơn. Nĩ cũng cĩ những hạn chế nhất định, nhất là khi người giáo viên ở trên lớp khơng làm chủ được cơng việc của mình. Trước hết, hình thức HTN tổ chức khơng khéo dễ gây nên tình trạng kiến thức bị gián đoạn, khơng hệ thống, thiếu logic. Một điều cần lưu ý nữa là trong những trường hợp học sinh chưa nhận thức được vấn đề, phát biểu khơng đúng hướng, đối thoại cịn mang tính chủ quan, giáo viên cịn“non tay nghề” dễ lúng túng khi định hướng dẫn dắt các em trở lại trọng tâm bài học và như vậy mất nhiều thời gian. Trong phạm vi một bài học ít thời gian nếu giáo viên khơng biết cách tổ chức, sắp xếp sự đối thoại, hợp tác nhĩm sẽ dễ làm giờ học mất trật tự, hết giờ học mà vẫn chưa đảm bảo xong nội dung kiến thức cần cung cấp.
Những điều trình bày trên đây đã cho chúng ta thấy rằng: bất cứ một phương pháp hay một kiểu bài nào cũng cần được thực hiện trong sự phối hợp giữa giờ học trên lớp và hoạt động ngoại khĩa, hoạt động học tập ở nhà. Một giờ học mơn GDCD đạt hiệu quả cũng cần phải căn cứ vào từng nội dung để tìm ra hình thức, biện pháp tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất.