Những cơ chế chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các khu DLST có ý nghĩa hết sức quan trọng cần phải đƣợc nghiên cứu và triển khai. Ban quản lý VQG phối hợp với các ban ngành có liên quan cần tạo cơ chế đảm bảo lợi ích đầu tƣ lâu dài cho các nhà đầu tƣ, trong đó có những ƣu đãi về thuế, hỗ trợ ƣu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển DLST.
Tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch quản lý và vận hành DLST ở VQG với các tổ chức trong nƣớc và khu vực một cách có hiệu quả. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức bảo tồn quốc tế và các cấp, ngành quản lý du lịch (Bộ văn hoá thể thao du lịch, Sở du lịch Nghệ An) trong việc xin cấp kinh phí cho công tác bảo tồn và phát triển DLST của VQG.
Liên quan đến các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, của cấp quản lý du lịch cần đƣa ra các chính sách thu hút đầu tƣ hiệu quả, khai thác tiềm năng DLST của VQG Pù Mát. Kêu gọi vốn đầu tƣ của Chính Phủ, các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng đầu tƣ phát triển DLST tại VQG. Trong các dự án và lĩnh vực đầu tƣ cần chú trọng đến đặc trƣng của DLST là sử dụng nguồn lực địa phƣơng và hỗ trợ lại địa phƣơng.
Cần có chính sách khuyến khích đầu tƣ vào các dự án bảo tồn và các cơ sở phục vụ du lịch, hỗ trợ cộng đồng. Có những chính sách tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ du lịch cho ngƣời dân địa phƣơng và hỗ trợ phát triển cộng đồng, tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng đƣợc tham gia và hƣởng lợi từ du lịch góp phần nâng cao đời sống, giảm bớt tác động xấu tới môi trƣờng.