Tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam (Trang 65 - 66)

B. NỘI DUNG

3.1.1.2.1 Tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia

Mức dự trữ ngoại hối (ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ có giá khác) phải đủ để đối phó với những nguy cơ khủng hoảng vì dự trữ ngoại hối là phƣơng tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia, nhằm mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe doạ, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng có thể xảy ra. Chính vì vậy, cần phải tăng cƣờng dự trữ ngoại hối và nên công bố công khai khối lƣợng dự trữ để các NĐT có một cái nhìn kỳ vọng vào vị thế của quốc gia.

Theo World bank (WB), Việt Nam hiện đang có nguồn dự trữ ngoại tệ tƣơng ứng khoảng 13 tuần nhập khẩu, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, thì với mức dự trữ này, Việt Nam có thể thanh toán 100% nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, Việt Nam nên tăng nhanh mức dự trữ và cần phải nghiên cứu xem xét khả năng có thể quản lý khoản dự trữ bao nhiêu là “vừa sức” và trong từng thời điểm phải cân nhắc, tính toán xem nên duy trì mức dự trữ ngoại hối bao nhiêu là hợp lý với điều kiện, hoàn cảnh, bởi mức dự trữ liên quan đến thị trƣờng tài chính, bao gồm cả giá cả thị trƣờng nợ và các điều kiện

kinh tế vĩ mô liên quan khác. Nếu dự trữ quá lớn cũng là một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát; mặt khác, chi phí cho việc quản lý khối lƣợng tiền quá lớn cũng tốn nhiều chi phí. Và hơn nữa, nếu quản lý không tốt thì lại là một cái hại lớn vì dự trữ ngoại hối nếu tập trung vào tay ngân hàng Nhà nƣớc sẽ trút toàn bộ gánh nặng rủi ro về tiền tệ và lãi suất lên bảng cân đối tài sản của mình, và có thể gây ra những ảnh hƣởng xấu về ngân sách.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)