Nén không bảo toàn

Một phần của tài liệu de cuong bao mat may tinh va mang (Trang 46 - 47)

Nén không bảo toàn là mô hình nén dữ liệu mà tính bảo toàn của dữ liệu không được coi trọng.

F(D) = D’ và F(D’)=D’’ mà D’’<> D

Kỹ thuật này thường áp dụng cho việc nén dữ liệu là các loại tệp ảnh vì nói chung nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến hình dạng ảnh.

Hầu hết, các kỹ thuật nén không bảo toàn để điều chỉnh sự cân bằng giữa độ chính xác nén và hiệu quả nén.

Phương pháp nén ảnh: CompuSever GIF (Graphics Interchange Format) và JPEG (Join Photographic Experts Group). Ngoài ra còn có nén MPEG ( The Moving Picture Experts Group)

Phương pháp nén âm thanh: hai thông số quan trọng nhất của âm thanh số hoá là tốc độ lấy mẫu và độ phân giải mẫu. Tốc độ lấy mẫu thường là 8 KHz, độ phân giải

mẫu thường là 8 bit. Nén âm thanh cũng gồm cả nén bảo toàn và nén không bảo toàn, tuy nhiên nén bảo toàn không hiệu quả bằng nén không bảo toàn. Tốc độ lấy mẫu và độ phân giải mẫu xác định hệ số mất mát cho phép của phương pháp nén không bảo toàn để tín hiệu sau quá trình nén- giải không bị méo dạng. Phương pháp mã hoá phổ biến để nén tiếng nói là phương pháp mã hoá dự đo án tuyến tính (LPC- Linear Predictive Coding). LPC dựa trên các phương pháp ước tính bình phương bé nhất cổ điển và sự tương hợp ngẫu nhiên giữa một mô hình toán học lý tưởng (mô hình dự đoán tuyến tính) với các đặc trưng riêng của tiếng nói con người. Một hệ thống LPC hoàn chỉnh bao gồm hai khâu là phân tích và tổng hợp. Một cải tiến rất quan trọng của LPC là thuật toán nén tổn hao thông dụng ADPCM (Adaptive Diffirence Pulse Code Modulation).

Một phần của tài liệu de cuong bao mat may tinh va mang (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)