bộ lạc nƣớc Mông Cổ có dùng.
_________________
2. Khi nào trong cơ-thể mất hết sức vận-động rồi Thận-Thủy và Thận Hỏa đều ngƣng máy thì sự chết tới liền ngay. (Vì vậy cái Thể- chất của hộ Thận là một Thể-chất cần yếu đứng đầu trong các Thể- chất thuộc về hạ bộ). Sự bại liệt của Thận ảnh hƣởng ngay đến
Thần, lúc nầy Thần còn riêng đƣợc mảnh lực nào đều hiệp với sức vận chuyển của Sanh-Khí để làm cho con ngƣời đƣợc sung sức mà sống thêm. Nhƣng Thần (tức là Thần-Khí, bởi vì Khí với Thần là hai Thể-chất bao giờ cũng liên-lạc khắng khít với nhau luôn luôn) lúc nầy còn lại đƣợc chút ánh sáng nào thì cũng không giúp ích cho các Thể-chất khác đƣợc; - Còn Thể-chất của Tinh còn đọng lại bao nhiêu đều bị tiêu-tán hết, và hết thảy những tàn lực của các Thể- chất còn dƣ lại (bởi Khí Dƣơng chua đoạn tuyệt) cũng không thể nào bảo vệ cho toàn cơ-thể đƣợc nữa, dầu khí Dƣơng còn dính dấp chút đỉnh cũng không ăn thua gì, mà nó cũng không hƣ liệt gì hết, tới lúc con ngƣời từ trần thì nó thoát-lìa ra ngoài. Đó là kỳ-trạng thứ nhì của sự chết thuộc về động vật (La mort animale).
3. Cái kỳ-trạng thứ ba thì rất mau chóng; đó là lúc mà Dƣỡng-Khí
31
cho xác-thân đƣợc vững chãi nữa; Chơn-Khí là một Thể-chất trƣờng-tồn bất-diệt nhƣng lúc nầy Chơn-Khí cũng muốn cho cơ- thể có đƣợc sanh-lực khả quan nên mới lƣu lại để bảo vệ cho xác- thân nhƣng cững chẳng ăn thua gì, nên chi Thần mới từ từ thoát lần ra ngoài, để lại phách (corps éthérique) còn lƣu luyến chút đỉnh chung quanh xác, nên Sanh-Khí mới còn chút đỉnh ngƣng-tụ ở trong những Thể-chất thƣơng bộ. Đó là sự chết thuộc về Linh-tánh
(1) (Lamort animique).
Khi Thần-Khí đả đã thoát-lìa ra ngoài xác-thân rồi, thì con nguời mới thiệt chết, nhƣng lẽ đó cũng chƣa lấy gì làm đúng hẳn vì ngay lúc đó dầu Khí Dƣơng đoạn tuyệt đi nữa, mà con ngƣời còn quyến luyến Hồng Trần thì Thần chƣa vội đi ngay liền. Lúc Thần chƣa chịu lìa hẳn cơ-thể thì cái căn bãn của Khí cũng còn vấn vƣơng chút đỉnh nơi thƣợng bộ; nhƣng lúc vừa mới phân lìa thì Thần còn vơ vẫn ở trên khu xác một lúc, nhƣ tỏ tình thƣơng tiếc, không nở dời đi. Cho nên lúc này Khí mới thủng-thẳng giảm thiểu lần lần, chớ không có giứt ngang thình lình ngay, nó thủng-thẳng thoát-lìa xác một cách nhẹ-nhàng êm ái, giống in nhƣ ngọn đền lúc hết dầu, nó cũng giảm sự sáng lần lần cho tới khi tắt hẳn mới thôi. Vì lẽ đó mà khi xƣa hằng thấy ngƣời cha chết thì ngƣời con thƣờng trèo lên trên máy nhà để khẩn cầu Thần Thánh hộ độ, đừng sớm cho Thần
xuất dƣơng; đó là theo những lể giáo cổ-truyền bằng cách bóng dáng mà thôi. Cho nên những nhà tin Thuật số và bọn Bàng môn hay nói rằng: Trong lúc con ngƣời lâm bịnh, hay lúc vừa mới thoát xác thì có ma quỉ theo bên mình ám ảnh mà tỏ ra các hiện tƣợng lạ lùng nên mỗi khi có một ngƣời nào chết thì ngƣời ta hay để ý rình xem ở bên khu xác coi có xảy ra những trạng-thái nào kỳ dị và có thể chữa trị đƣợc hay không? Nên trong lúc ấy họ kêu hồn trục vía đủ mọi cách để mong cho ngƣời chết đƣợc tỉnh sống lại, hoặc làm phù phép ếm đối vân..vân... (theo ta thƣờng mục kích thấy các Thầy Pháp ở trong đồng-bái hay chuyện chữa bịnh nhân bằng một cách
mê-tín dị-đoan quá lẽ); nhƣng dầu cho bịnh nhân có tĩnh đƣợc chút ít đi nữa, là bởi nhờ Sanh-Khí (là một Thể-chất hằng sống) còn đọng ở trong xác-thân, chƣa thoát ra hết mà thôi, giây phút sau cũng phải chết luôn.
____________
(1). Kẻ chết về Linh-tánh thƣờng hay biết trƣớc ngày giờ chết của mình nhứt là ngƣời đắc Đạo đều biết trƣớc năm, tháng, ngày, giờ chết của mình; nên trƣớc khi chết họ để lại bao nhiêu là dấu tích linh hiển cảm hóa lòng ngƣời.
Thần-Khí từ từ thoát-lìa ra khỏi xác, thì sanh-lực ở trong xác con ngƣời bị giảm thiếu lần lần, cho tới lúc Thần thoát hẳn ra ngoài không gian, thì lúc đó con ngƣời mê man bất tỉnh, không biết gì nữa cả; cho tới lúc Dƣơng-Khí đoạn tuyệt rồi, thì con ngƣời mới thiệt chết.
Khi con ngƣời chết rồi, nghĩa là lìa bỏ xác-thân lại, thì Thần-Khí
vẫn còn Trƣờng-Cửu, ra nhập vào cõi Hƣ-Linh, tạo lập nên đời sống khác hạp với các Thể-chất thuộc về Thể-chất trên không trung mà tồn tại ở trong một Thế Giới mới thuộc về cõi Hƣ-Linh (Monde Astral), nhƣng vẫn giống in nhƣ Hình-thể cũ ở cõi Phàm gian vật- chất (Monde physique); có khác là cái Linh-thể không còn giử theo phạm-vi hữu-hình nữa, nhƣng sống trong sự trƣờng-tồn bất-diệt. Đó là theo cái bản-đồ chỉ về lúc chết ở bên Á Đông đã chỉ dạy nhƣ vậy. Đối với những kiểu bản-đồ mƣờng tƣợng nhƣ nhau, thì rất khó khăn cho ngƣời không học Đạo hiểu thấu tận tƣờng đƣợc, và đối với một cái Đạo-lý tức là Đạo-Giáo đã có từ năm ngàn năm nay rồi, thì cũng rất khó khăn và không tài nào khảo cứu cho hết để nhắc lại cho thiệt đúng đƣợc; huống chi những giáo điều dạy về Hình-thể rất quí báu của con ngƣời là một sự rất quan trọng chẳng bao giờ dời đổi đƣợc; cho nên nhờ bởi có cái Hình-thể nấy và cũng
32
nhờ có cái giáo điều ấy, mà ông Thánh Saint-Paul đã giảng cho mọi ngƣời biết rằng: “hết thảy vạn vật trên trần gian đều phải trải qua trong vòng kinh nghiệm để tiến hóa, nghĩa là phải: vui, buồn, sƣớng, khổ cùng với sinh, lảo, bịnh, tử, rồi lần lần mới, đạt đến mục đích trƣờng-tồn, Hƣ-Linh bất diêt.” (Saint Paul: Romains, VI-5; VIII-37, 38, 39. Cor: 1 épitre, VI-13, 14; XV-19, 20, 21, 22, 42, 43, 44, 52, 54. Cor: 2 épitre, V-15).
Đó chẳng qua là làm ngƣời ở cõi Phàm gian vật-chất thì phải học tất các luật lệ ở cõi Trần rồi phải học cho hiểu thấu máy huyền-vi và luật chƣởng quản của Đấng Tạo-Hóa. Chẳng phải ngƣời ta sanh ra ở giửa Trần gian chỉ biết ăn uống và cấu xé giành giựt hại lẫn nhau rồi chết (sanh rồi lại tử) mà thôi.
Đời ngƣời mộng tƣởng, lăn lóc, cực nhọc, vất vả, đau đớn, khổ đọa, nhọc xác, mệt hồn, rồi ra cũng dinh hƣ tiêu trƣởng, cái thân hình rốt cuộc cũng hƣ nát với cỏ cây.
Mục đích của cuộc đời đâu phải thế. Vậy ai là ngƣời đã từng kinh nghiệm cái thế sự Trần Gian nầy thì cũng đều công nhận rằng: “Cuộc đời là một con đƣờng đi, mà nhân tình thế sự là một cái trƣờng học để cho con ngƣời luyện tập điều khôn lẽ dại đặng cho mau tấn-hóa hạp với cơ Trời”.
Thế thì, lập Đức, học Đạo-lý là điều cần nhất của bổn phận làm ngƣời ở chốn Trần Gian!
5