Về giai đoạn đầu tư:

Một phần của tài liệu Các giải pháp về quản lý Nhà nước nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001 -2010 (Trang 32 - 34)

II. THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

f. Về giai đoạn đầu tư:

Theo nguồn của Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tây, số dự án FDI xin cấp phép với số vốn đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh Hà Tây chủ yếu tập trung vào năm 1994 với 9 dự án, vốn đầu tư gần 308 triệu USD; năm 1996 với 8 dự án, vốn đầu tư gần 246 triệu USD. Sau năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Châu Á, số lượng dự án và nguồn FDI giảm dần, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi từ năm 2001 trở lại đây như số liệu bảng 1 và bảng 3 ở trên.

Riêng về tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Hà Tây trong năm 2005 được đánh giá là khá tốt: trong năm 2005 tỉnh Hà Tây tiếp nhận được 17 dự án, trong đó đã cấp giấy phép đầu tư cho 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 7,3 triệu USD, vốn pháp định là 3,7 triệu USD, tăng 80% về số dự án, tăng 270% về vốn đầu tư so với năm 2004.

Tình hình cấp giấy phép đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2005 được thể hiện rõ nhất ở bảng sau:

Bảng 6

Stt Tên doanh nghiệp Vốn đầu tư

(USD)

Vốn pháp định (USD)

1 Cty Sun House Vietnam 1.000.000 400.000

2 HĐHTKD Nam Đô 400.000 400.000

3 Cty TNHH Mây Tre Đan 3B 300.000 100.000

4 Cty LD sx bi thuỷ tinh đồ chơi VNT 1.692.000 850.000 5 Cty TNHH Trường Hưng Việt Nam 800.000 280.000 6 Cty TNHH Chính xác Minh Cường 450.000 139.000 7 Cty TNHH bia và nước giải khát 1.500.000 1.200.000

Quốc tế

8 Cty TNHH YAMAGATA VIET NAM 1.000.000 340.000 9 Cty liên doanh Daily Việt Nam 200.000 80.000

10 Tổng cộng 7.432.000 3.789.000

Nguồn: Báo cáo số 373 của Sở KH&ĐT tỉnh Hà Tây.

Với 9 dự án được cấp phép trong năm 2005 đã nâng tổng số dự án có vốn ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây tính đến ngày 31/12/2005 là 62 dự án từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư là 629,8 triệu USD, vốn pháp định là 258,4 triệu USD.

Nét nổi bật trong công tác thu hút đầu tư FDI năm 2005 của tỉnh Hà Tây là ngoài các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư như trên. Trong thời gian qua một loạt các dự án đầu tư có vốn FDI với quy mô, tổng vốn đầu tư trung bình đến lớn và rât lớn đã vào Hà Tây và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư; báo hiệu một thời kỳ sôi động về đầu tư đang mở ra cho một địa phương vốn rất nhiều lợi thế, tiềm năng nhưng chưa được khai thác tận dụng tương xứng. Chủ đầu tư các dự án này đang rất tích cực thực hiện các công việc chuẩn bị như khảo sát, đo đạc, lập quy hoạch, lập hồ sơ dự án trình duyệt theo quy định để sớm được thực thi mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Trong số các dự án trên nổi bật là các dự án:

- Xây dựng và kinh doanh sân golf 36 lỗ, tổng vốn đầu tư dự kiến là 22 triệu USD, quy mô 200 ha tại khu vực Hồ Văn Sơn, huyện Chương Mỹ, do công ty Desert King (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.

- Xây dựng và kinh doanh khu nhà cao tầng tại khu đô thị Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD, do công ty Booyoung (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.

- Xây dựng và kinh doanh khu biệt thự và trung tâm tài chính - thương mại tại khu đô thị Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD, do công ty TSQ (Ba Lan) làm chủ đầu tư.

- Xây dựng bến xe trung tâm tỉnh, quy mô 7 ha, tại xã Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông, tổng vốn đầu tư dự kiến 5 triệu USD do công ty Booyoung (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.

- Xây dựng và quản lý trường đại học Quốc tế, quy mô khoảng 100 ha tại huyện Hoài Đức, tổng vốn đầu tư dự kiến là 200 triệu USD.

- Xây dựng cụm các nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô, quy mô khoảng 30 ha đất tại huyện Thường Tín, tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD, do các công ty Hàn Quốc với nòng cốt là công ty VIDAMCO làm chủ đầu tư.

- Khu công nghiệp rượi, bia và phụ trợ (bao gồm các nhà máy) với quy mô khoảng 150 ha, thuộc khu vực huyện Thường Tín, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 300 triệu USD, do tập đoàn Thai Beer làm chủ đầu tư.

Các dự án này có tổng vốn đầu tư đăng ký lớn hơn tổng vốn đầu tư của các dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ trước tới nay. Các dự án đầu tư có vốn nước ngoài trong năm 2005 chủ yếu tập trung vào trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, chiếm tới 75%; tuy nhiên lĩnh vực dịch vụ cũng bắt đầu được các nhà ĐTTTNN quan tâm và đăng ký đầu tư. Các dự án đều nhằm mục đích tận dụng tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, nguyên liệu, lao động tại địa phương để tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trong nước và trên thị trường thế giới. So sánh trên phạm vi toàn quốc và Miền Bắc Việt Nam, tỉnh Hà Tây tiếp tục giữ được vị trí cao về số dự án và tổng số vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Các giải pháp về quản lý Nhà nước nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001 -2010 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w