Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN 1 Hoàn thiện phân cấp trong quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 55 - 56)

2.2.1 Hoàn thiện phân cấp trong quản lý đầu tư

Phân cấp quản lý kinh tế nói chung và phân cấp quản lý trong đầu tư nói riêng là những nội dung quan trọng cấu thành chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Quản lý đầu tư hiểu là quản lý quy hoạch, kế hoạch cân đối và phân bổ các nguồn lực, quản lý sử dụng các nguồn lực được phân bổ đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất. Phân cấp phải đảm bảo những nội dung sau:

Mục tiêu của phân cấp trong quản lý đầu tư nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được thể hiện bởi 4 nguyên tắc: đúng quy định, đúng nguyên tắc, đúng tiến độ chất lượng và hiệu quả.

Nguyên tắc:

-Đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. -Đảm bảo việc chuẩn bị ra quyết định một cách nhanh nhất

- Đảm bảo cấp quyết định là cấp có đủ điều kiện cần thiết đối với việc ra quyết định( đủ thẩm quyền và đủ thông tin)

- Đảm bảo người ra quyết định là người duy nhất có quyền, đồng thời có trách nhiệm đối với quyết định

Định hướng phân cấp quản lý đầu tư

Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tín dụng, định hướng phân cấp theo hướng phân cấp quản lý căn cứ vào tính chất, phạm vi hoạt động, lĩnh vực đầu tư, quy mô, nguồn vốn đầu tư mà thực hiện phân cấp các cấp chính quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và khả năng quản lý của địa phương.

Đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, định hướng chung là dảm bảo cho các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và lựa chọn quyết định đầu tư. Các cơ quan quản lý chỉ tham gia từ góc độ người sở hữu phần vốn Nhà nước liên quan. Đảm bảo phải được nhấn

mạnh và giữ vững đối với hoạt động đầu tư có sử dụng các nguồn tài nguyên Quốc gia, có tham gia xây dựng hoặc sử dụng các cơ sở hạ tầng.

Nội dung phân cấp quản lý

- Phân cấp quản lý quy hoạch phát triển

Xác định lĩnh vực, cấp phải lập quy hoạch phát triển và thời hạn tương ứng với từng cấp.

Xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch với nhau. Xác định tiêu chí phân cấp cho việc tổ chức thẩm định phê duyệt.

Quy định rõ trách nhiệm đối với các đối tượng liên quan trong tổ chức thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, nội dung quy hoạch.

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra thanh tra việc quản lý thực hiện quy hoạch.

- Phân cấp quản lý các kế hoạch phát triển ( kế hoạch đầu tư)

Trước hết, tất cả các cơ quan đơn vị các cấp sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tín dụng Nhà nước đều phải lập kế hoạch phát triển, trong đó có kế hoạch đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan đơn vị lập kế hoạch phát triển, nội dung của kế hoạch phát triển, kế hoạch phải phù hợp và nhằm thực hiện quy hoạch phát triển. Xác định phân cấp nào bố trí vốn cho quy hoạch phát triển thì cấp đó là người phê duyệt kế hoạch, cấp nào lập và phê duyệt kế hoạch thì cấp đó chịu trách nhiệm quản lý kế hoạch.

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra thanh tra.

- Phân cấp các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước Phân định rõ giữa công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và việc quản lý dự án của chủ đầu tư. Gắn phân cấp quản lý với trách nhiệm cụ thể, với công tác kiểm tra, thanh tra.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w