Nội dung của kiểm toán nội bộ công tác kế toán

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Giải pháp tăng cường công tác kiểm toán nội bộ đối với công tác kế toán tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trùng Khánh – Cao Bằng” pptx (Trang 27 - 29)

Kiểm toán nội bộ đối với công tác kế toán được lập dựa trên các nguyên tắc chung, đó là:

- Mọi lĩnh vực hoạt động phải được kiểm soát.

- Thực hiện được nguyên tắc "4 mắt": Để phòng ngừa rủi ro, đơn vị cần phải thiết kế hệ thống kiểm soát sao cho mọi công việc đều được kiểm tra quá ít nhất hai người "4 mắt".

- Việc thực hiện các nguyên tắc này đảm bảo:

- Quy trình, kỹ thuật nghiêp vụ kế toán được hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác, có hiệu quả, ngăn ngừa những thiếu sót.

- Các dữ liệu kế toán đựơc cập nhật xử lý một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.

- Rủi ro trong công tác kế toán được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.

- Tài liệu, chứng từ, các tài sản có liên quan đến các nghiệp vụ kế toán được đảm bảo an toàn.

Khi tiến hành, kiểm toán nội bộ công tác kế toán, kiểm toán viên cũng phải tiến hành theo một quy trình kiểm toán đã trình bày ở trên

- Lập kế hoạch kiểm toán. - Thực hiện cuộc kiểm toán. - Lập báo cáo kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần phải thu thập các tài liệu làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán công tác kế toán:

- Các văn bản quy định khung về công tác kế toán, các văn bản hướng dẫn của nội bộ đơn vị về công tác này.

- Các loại báo cáo tài chính của đơn vị. - Hồ sơ, chứng từ kế toán của đơn vị. - Kết quả kiểm tra, kiểm toán kỳ trước

- Kiểm toán cần phải nghiên cứu và đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ để đánh giá hoạt động KTNB đối với các nghiệp vụ trong công tác kế toán cần sử dụng phương pháp kiểm toán hệ thống và kiểm toán riêng lẻ, đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu và đánh giá hoạt động KTNB đối với nghiệp vụ kế toán.

Kiểm toán viên tiến hành các thử nghiệm để đánh giá hệ thống kiểm soát bằng cách chọn ra một số khoản mục trên báo cáo tài hính và đối chiếu ngược với chứng từ uỷ hiệm chi, séc, phiếu chi... Trên cơ sở này kiểm toán viên sẽ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống KTNB và định lượng rủi ro kiểm toán. Nếu rủi ro kiểm toán thấp thì các thủ tục kiểm toán có thể hạn chế đối chiếu các các số liệu trên sổ sách kế toán. trong trường hợp rủi ro kiểm toán được đánh giá là đáng kể, kiểm toán viên phải tăng số lượng kiểm tra chi tiết từng khoản mục một.

- Thực hiện các thử nghiệm cơ bản để phát hiện các sai sót và gian lận có thể trong báo cáo tài chính và các thử nghiện phải gúp kiểm toán viên ước lượng số tiền sai sót trên số dư tài khoản.

- Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra cụ thể từng công việc như sau: + Kiểm tra việc thực hiện các chế độ kế toán

+ Chế độ mở và sử dụng tài khoản.

+ Chế độ hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp. + Chế độ chứng từ kế toán.

+ Về hạch toán tiền mặt tại đơn vị. + Về hạch toán khoản thu phải trả. + Về việc cho vay, góp vốn. + Về chấp hành chế độ báo cáo.

+ Về tình hình thực hiện công tác thanh toán. + Về thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản. + Đánh giá những nghiệp vụ có khả năng rủi ro.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Giải pháp tăng cường công tác kiểm toán nội bộ đối với công tác kế toán tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trùng Khánh – Cao Bằng” pptx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)