1.2.4Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế (Trang 31 - 33)

1.2.4Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN

gian và thủ tục cấp phép.

• Sự phối hợp tốt hoạt động giữa ban quản lý KCN với các cơ quan đóng trong địa phương.

• Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nước hỗ trợ về mặt tổ chức hành chính.

• Khả năng và trình độ quản lý của bộ máy quản lý KCN. Khả năng chủ động đưa ra hoặc đề xuất áp dụng các bịên pháp khuyến khích thu hút đầu tư vào các KCN của từng Ban quản lý.

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN.

1.2.4.1 Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ lấp đầy.

- Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên (%)

% 100 × TN CN S S

Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của KCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN.

Diện tích đất tự nhiên là toàn bộ diện tích của phần đất bên trong hàng rào KCN, bao gồm cả diện tích đất công nghiệp và diện tích các kết cấu hạ tầng khác như văn phòng đại diện quản lý KCN, hệ thống đường xá trong KCN, hệ thống đèn chiếu sáng, diện tích vườn cây trong KCN, văn phòng giới thiệu sản phẩm…

Tỷ lệ này thể hiện độ “dày” của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Nếu tỷ lệ này thấp quá thì sẽ lãng phí mặt bằng, việc khai thác kém hiệu quả. Còn nếu tỷ lệ này cao quá thì phần diện tích dành làm đường, làm sân, vườn, bến bãi…sẽ ít, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và chứa

hàng hoá cũng như môi trường thông thoáng trong KCN. Tỷ lệ này nên vào khoảng 60%-70% thì hợp lý.

- Tỷ lệ diện tích được lấp đầy:

Tỷ lệ diện tích được lấp đầy(%) = CN CN

S đã cho thuê

100% Tông S cúa KCN×

Chỉ tiêu này đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đạt được cấp phép theo dự án của KCN. Đồng thời qua đó có thể so sánh được sự thành công trong việc khai thác sử dụng diện tích đất giữa các KCN với nhau cũng như khả năng thu hút các dự án đầu tư. Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phần diện tích đất trống.

1.2.4.2 Số dự án đầu tư.

Tổng số dự án đầu tư trong mỗi KCN nhằm xác định số dự án được đầu tư vào mỗi khu đó và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời nó còn dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau.

Tuy nhiên, tổng số dự án đầu tư chưa hoàn toàn đánh giá được quy mô KCN cũng như hiệu quả khai thác KCN nếu như các dự án đầu tư trong KCN là những dự án nhỏ.

1.2.4.3 Tổng số vốn đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư là chỉ tiêu dùng để xác định tổng số vốn đã được các nhà đầu tư đầu tư cho từng KCN đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữa các KCN với nhau.

Tuy nhiên chỉ tiêu này không thể sử dụng để so sánh chính xác hiệu quả khai thác và sử dụng diện tích đất công nghiệp giữa các KCN có diện tích khác nhau.

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau để từ đó đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn, hiệu quả khai thác sử dụng của các KCN một cách chính xác hơn.

Tỷ lệ vốn đầu tư (triệu USD/ha) = Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Tổng diện tích đất CN(ha)

1.2.4.5 Tổng số lao động.

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động đang làm việc tại các KCN. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương

Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được khả năng giải quyết việc làm của các KCN, chứ không đánh giá được “chất lượng” của các dự án đầu tư. Bởi vì một doanh nghiệp sử dụng một số lượng lớn nhân công nhưng vốn đầu tư ít thì chứng tỏ doanh nghiệp đó áp dụng trình độ khoa học công nghệ vào sản xuất là không cao, trình độ hiện đại hoá thấp.

1.2.4.6 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân

Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân = Tổng vốn đầu tư(TriệuUSD) Tổng số lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w