Tình hình thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn và phần trăm

Một phần của tài liệu 225093 (Trang 51)

trăm đáp ứng nhu cầu

Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA HỘ TRƯỚC VÀ SAU KHI VAY VỐN VÀ PHẦN TRĂM ĐÁP ỨNG NHU CẦU

Chỉ tiêu

Thu nhập trung bình trước khi vay vốn 12,07 triệu đồng Thu nhập trung bình sau khi vay vốn 33,84 triệu đồng

Phầm trăm đáp ứng nhu cầu 60,8%

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Nhìn chung, thu nhập trung bình của nông hộ sau khi vay vốn có cao hơn thu nhập trước khi vay vốn điều đó thể hiện phần nào việc sử dụng vốn vay đã đem lại hiệu quả là làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông hộ. Nếu trước khi vay được vốn thu nhập trung bình/hộ là khoảng 12,07 triệu đồng thì khi vay được vốn thu nhập trung bình/hộ là 33,84 triệu đồng, tăng rất nhiều so với trước đây do các nông hộ biết tận dụng nguồn vốn vay vào trong sản xuất đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên thu nhập tăng lên rất nhiều, cuộc sống nông hộ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, lượng vốn vay chỉ mới đáp ứng khoảng 60,8% nhu cầu vốn vay của nông hộ. Do đó để tăng khả năng sản xuất

nông hộ cần có thêm một lượng vốn nhất định hơn 30,2% nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu vốn của nông hộ. Những hộ không vay được vốn hoặc vay được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu là do họ không có tài sản thế chấp ngân hàng nên chỉ có thể đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội nên lượng vốn vay chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của nông hộ để phục vụ cho sản xuất.

3.3.12Thu nhập trung bình của nông hộ

Bảng 15: THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NÔNG HỘ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Thu nhập trung bình/hộ Số quan sát Đvt (1.000 đồng)

Lúa 26 26.308

Chăn nuôi 16 8.195

Cây ăn trái 30 13.463

Hoa màu 8 5.362

Buôn bán 12 14.723

Lương 17 18.867

Khác 28 10.803

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo kết quả thống kê thì các nông hộ trong huyện chủ yếu làm ruộng và trồng cây ăn trái nên các khoản thu nhập của nông hộ từ hai nguồn này trung bình khá cao trong đó từ lúa là khoảng 26,3 triệu đồng trong một năm sản xuất, từ cây ăn trái là khoảng 13,5 triệu đồng. Kế đến là khoản thu nhập từ lương cũng khá lớn khoảng 18,9 triệu đồng một năm, còn từ buôn bán là khoảng 14,7 triệu đồng, từ cây ăn trái là 13,5 triệu đồng, từ chăn nuôi là 8,2 triệu đồng, từ hoa màu là 5,4 triệu đồng, ngoài các khoản thu nhập trên nông hộ còn có các khoản thu nhập khác như từ tiền làm mướn, từ con cái cho, tiền người thân ở nước ngoài gửi về….Nhìn chung thu nhập từ hoạt động sản xuất của nông hộ cũng tương đối đảm bảo cuộc sống và có dư.

Hình 7: Thu nhập trung bình của nông hộ từ hoạt động sản xuất 3.3.13 Tình hình lực lượng lao động

Nhìn chung, theo kết quả điều tra cho thấy trung bình mổi hộ có một trẻ em dưới 15 tuổi và một người già trên 60 tuổi. Trong đó đông nhất là số người trong độ tuổi lao động trung bình mổi hộ có khoảng 4 người trong độ tuổi lao động. Điều này cho thấy đây là nơi có nguồn cung lao động dồi dào để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Vì vậy việc sản xuất của nông hộ nói chung chỉ dựa vào sức lao động của các thành viên trong hộ là chính chứ ít khi phải thuê mướn từ bên ngoài nên giảm rất nhiều chi phí trong sản xuất. Chính điều đó đã làm tăng thu nhập của nông hộ trong huyện do bên cạnh việc sản xuất của gia đình những người trong độ tuổi lao động này còn đi làm thêm bên ngoài nên thu nhập của họ trong năm nói chung có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu của gia đình.

Bảng 16: TÌNH HÌNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

ĐVT:người

Chỉ tiêu

Số trẻ em trung bình/hộ 1

Số người già trung bình/hộ 1

Số người trong độ tuổi lao động trung bình/hộ 4

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.14 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng

Bảng 17: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI VAY VỐN NGÂN HÀNG

ĐVT: %

Khó khăn khi vay vốn ngân hàng Số quan sát Phần trăm lựa chọn Không khó khăn Có khó khăn Không khó khăn Có khó khăn Thủ tục rườm rà 30 2 93,75 6,25

Không biết làm thế nào để được vay 28 4 87,50 12,50

Thời gian chờ đợi lâu 26 6 81,25 18,75

Không có tài sản thế chấp 30 2 93,75 6,25

Lãi suất cao quá 31 1 96,87 3,13

Phải có xác nhận của địa phương 29 3 90,63 9,38

Vốn vay không phù hợp với mục

đích sử dụng 30 2 93,75 6,25

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Việc vay vốn ngân hàng của nông hộ gặp rất nhiều khó khăn trong đó thời gian chờ đợi được xem là khó khăn lớn nhất đối với nông hộ chiếm 18,75%; khó khăn do không biết cách nào để vay chiếm 12,5%; khó khăn tiếp theo là phải có xác nhận của địa phương chiếm 9,38%; còn khó khăn do thủ tục rườm rà, không có tài sản thế chấp và vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng chiếm 6,25%; khó khăn do lãi suất quá cao theo điều tra chiếm 3,13%. Đây là một số khó khăn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ trong huyện khi vay vốn từ ngân hàng.

Bảng 18: TỔNG HỢP NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG HỘ KHI TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG

Không có khó khăn gì 18 56,25

Có một khó khăn 10 31,25

Có hai khó khăn 4 12,50

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo kết quả điều tra thì phần lớn nông hộ đều cho rằng không có gặp khó khăn gì trong việc đi vay vốn từ ngân hàng chiếm 56,25%, những nông hộ gặp một khó khăn chiếm 31,25% và rất ít trường hợp nông hộ gặp phải hai khó khăn chiếm 12,50%. Nhìn chung việc vay vốn của nông hộ ít gặp khó khăn về thủ tục mà chủ yếu là do phải mất thời gian chờ đợi lâu hoặc những nông hộ không biết làm thế nào để vay vốn từ ngân hàng.

Chương 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY

CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG

4.1. GIẢI THÍCH NHỮNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH

(PROBIT) XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG CỦA NÔNG HỘ

Trong đề tài này mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy là:

Formal = 1 nếu nông hộ có vay vốn ngân hàng từ nguồn chính thức 0 nếu không thuộc trường hợp trên

Giải thích những biến sử dụng trong mô hình Probit

Sự tiếp cận tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như là giá trị tài sản của chủ hộ, diện tích đất, tuổi của chủ hộ, trình độ văn hoá của chủ hộ, giới tính chủ hộ và thu nhập của hộ,... Mỗi biến có thể ảnh hưởng đến những mức độ tiếp cận tín dụng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của những biến này đối với những hộ có vay vốn thì khác biệt so với mức độ ảnh hưởng của những hộ không có vay vốn.

Giá trị tài sản của hộ gia đình là một biến độc lập được đo lường bởi giá trị tài sản hiện tại sau khi khấu hao. Chủ hộ có tài sản có giá trị cao hơn thì tỷ lệ được vay cao hơn bởi vì họ có tài sản thế chấp nộp vào Ngân hàng để đảm bảo cho rủi ro vốn của Ngân hàng. Giá trị tài sản gồm có giá trị của đất, giá trị của nhà, xe máy, xe đạp, máy cày và một số tài sản khác trong gia đình.

Diện tích đất là diện tích đất của chủ hộ được tính theo đơn vị nghìn m2. Biến này bao gồm đất ruộng, đất vườn, đất thổ cư, diện tích ao nuôi cá và những loại đất khác. Đất có thể được dùng cho việc thế chấp để vay vốn cho hình thức tín dụng chính thức như là điều kiện đảm bảo việc vay vốn từ phía ngân hàng. Những hộ gia đình có một diện tích đất càng lớn có khả năng vay được vốn của Ngân hàng cao hơn.

Tổng diện tích đất có bằng đỏ là “giấy đỏ” chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất có bằng đỏ của chủ hộ càng nhiều thì họ có thể dễ dàng dùng nó để thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Vì vậy, nếu những chủ hộ có giấy đỏ họ sẽ thích vay vốn thông qua hình thức tín dụng chính thức hơn vì nó có lãi suất tương đối thấp và thời gian tương đối dài hơn so với vay bên ngoài nên họ có thể tận dụng nguồn vốn vay được vào việc sản xuất, kinh doanh.

Giới tính là giới tính của chủ hộ. Nó là một biến giả được mã hóa là 1 nếu chủ hộ là nam và 0 nếu chủ hộ là nữ. Theo Trần Thơ Đạt (1998), chủ hộ là nữ ít thích tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức. Họ thích vay từ những chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản và không cần phải thế chấp tài sản.

Thu nhập và chi phí là thu nhập trung bình và chi phí phát sinh mỗi năm của nông hộ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những chủ hộ có thu nhập cao sẽ có nhu cầu vay vốn thấp bởi vì họ có đủ nguồn cho việc sản xuất và tiêu dùng của họ. Tuy nhiên, chi phí cao hơn có thể làm tăng nhu cầu vay tiền hơn (theo Phạm Bảo Dương và Izumida, 2002). Những biến này được tính theo đơn vị nghìn đồng Việt Nam.

Địa vị xã hội của chủ hộ tức những hộ có địa vị xã hội thì dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay do quen biết nhiều và được ngân hàng tin tưởng hơn những hộ không có chức vụ. Những hộ có địa vị xã hội thường nắm thông tin nhanh hơn và cũng có uy tín nhất định nên việc vay vốn đối với họ tương đối dễ dàng.

Có tham gia của chủ hộ tức những hộ có tham gia các tổ chức kinh tế- xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…thì thường được sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc cung cấp nguồn tín dụng chính thức từ hội cũng như từ phía ngân hàng, đặc biệt là hội phụ nữ. Các thành viên trong hội thường chia sẽ nhau kinh nghiệm sản xuất cũng như hỗ trợ vốn để sản xuất thông qua nguồn cung từ các thành viên trong hội đóng góp hoặc từ phía các ngân hàng thường là ngân hàng chính sách xã hội.

4.2. DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN GIẢI THÍCH SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHÔNG CỦA NÔNG HỘ (PROBIT)

Bảng 19: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG XEM XÉT TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY PROBIT

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ

vọng

Giá trị tài sản của hộ tongtaisan 1.000đồng +

Diện tích đất ruộng của hộ datruong 1.000 m2 +

Diện tích đất thổ cư của hộ datthocu 1.000 m2 +

Giới tính chủ hộ gioitinhchuho Nam=1 +

Thu nhập trung bình tongthunhap 1.000đồng -

Chi tiêu trung bình 1 năm tongchisinhhoat 1.000đồng + Có tham gia chủ hộ cothamgiachuho Có tham gia=1 + Có chức vụ của chủ hộ cochucvuchuho Có chức vụ=1 +

Tiết kiệm của hộ tienvangdedanh 1.000đồng -

4.3. KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG

Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Sau đây là 2 mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng

Mô hình 1 là mô hình gồm các biến: thu nhập trung bình, tổng chi sinh hoạt, tổng diện tích đất có bằng đỏ, giới tính của chủ hộ, địa vị xã hội của chủ hộ và có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội của chủ hộ.

Bảng 20: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (1) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ

Biến Hệ số góc Hệ số P

Tổng diện tích đất ruộng 0,13939 0,042

Tổng diện tích đất thổ cư -0,17895 0,653

Thu nhập trung bình -0,00002 0,073

Chi tiêu trung bình 1 năm 0,00005 0,089

Giới tính chủ hộ -0,59992 0,213 Có chức vụ chủ hộ 1,45100 0,095 Có tham gia chủ hộ -0,80676 0,106 Tổng tài sản 6.98x10-7 0,066 Tổng số quan sát Số quan sát dương Phần trăm dự báo đúng Giá trị log của hàm gần đúng Giá trị kiểm định chi bình phương

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương

50 27 70% -27.610 13,77 0,0878

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0.1 Có ý nghĩa ở mức 5% nếu giá trị P nhỏ hơn 0.05

Trong mô hình Probit (1) các biến được đưa vào có các đặc điểm sau:

Tổng diện tích đất ruộng của hộ (X1): Đây là diện tích đất ruộng bao gồm có bằng đỏ và chưa có bằng đỏ. Đơn vị tính là 1.000m2.

Tổng diện tích đất thổ cư (X2): Đây là diện tích đất nhà của chủ hộ bao gồm diện tích có bằng đỏ và chưa có bằng đỏ. Đơn vị tính là 1.000m2.

Thu nhập trung bình (X3): là thu nhập trung bình trong 1 năm của chủ hộ bao gồm: thu từ tiền bán lúa, thu từ chăn nuôi, thu từ tiền buôn bán, lương, từ cây ăn trái và thu nhập khác như: tiền làm công, tiền con cái cho…

Chi tiêu trung bình của hộ (X4) là chi tiêu trung bình trong 1 năm của hộ bao gồm: chi cho sinh hoạt, chi thuốc men, chi con đi học, chi đám tiệc và chi khác như: điện, nước, xăng dầu, điện thoại…

•Giới tính đây là giới tính của chủ hộ (X5). Nó được mã hóa là 1 nếu chủ hộ là nam, là 0 nếu chủ hộ là nữ.

Địa vị xã hội của chủ hộ (X6): đây là những chủ hộ có địa vị xã hội trong xã. Nó bằng 1 nếu chủ hộ có địa vị xã hội trong làng xã, ngược lại là 0.

Có tham gia chủ hộ (X7): đây là những chủ hộ có tham gia cáctổ chức kinh tế - xã hội trong làng xã như: hội phụ nữ, hội nông dân và hội cựu chiến binh.

Tổng tài sản (X8): bao gồm các loại tài sản trong gia đình nông hộ như: giá trị đất, nhà cửa, gia súc, máy cày, máy bơm nước, xe honda, xe đạp, ghe thuyền….

Nhận xét: Đây là mô hình Probit về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Qua mô hình ta thấy có 5 biến có ý nghĩa ở mức 10% đó là các biến: tổng diện tích đất ruộng, thu nhập trung bình 1 năm, chi tiêu trung bình 1 năm, địa vị xã hội của chủ hộ. Giá trị kiểm định Pearson chi bình phương kiểm tra sự phù hợp của mô hình Probit với giá trị P tương ứng là 0,2652 > 0,1 tức chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 rằng mô hình không có bỏ sót biến. Phần trăm dự báo đúng của mô hình là 70% điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình khá cao.

Mô hình 2 là mô hình gồm các biến: tổng tài sản,thu nhập trung bình, tổng chi sinh hoạt, tổng diện tích đất ruộng, diện tích đất thổ cư, giới tính của chủ hộ, địa vị xã hộicủa chủ hộ và có tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội của chủ hộ.

Bảng 21: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT (2) VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ

Biến Hệ số góc Hệ số P

Tổng diện tích đất ruộng 0,04644 0,037

Một phần của tài liệu 225093 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w