Phƣơng thức đánh lạc hƣớng chiếu vật

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 100 - 113)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Phƣơng thức đánh lạc hƣớng chiếu vật

Theo lý thuyết chiếu vật, chiếu vật là hành động dựa vào yếu tố ngôn ngữ (các tín hiệu ngôn ngữ) trong diễn ngôn để suy ra sự vật, hiện tượng bên ngoài diễn ngôn. Chiếu vật là điều kiện để hiểu phát ngôn. Để chiếu vật, người nghe phải căn cứ vào biểu thức chiếu vật. Nhờ BTCV này, người nghe hướng tới các sự vật, hiện tượng bên ngoài thế giới khách quan.

Trong câu đố, chiếu vật là hoạt động dựa vào lời đố để tìm ra vật đố. Lời đố miêu tả đặc điểm vật đố. Mỗi lời đố có một hoặc nhiều BTCV miêu tả. Khi câu đố sử dụng BTCV miêu tả trực tiếp vật đố (tả thực), hành động chiếu vật diễn ra thẳng hướng (tức người giải đố qui chiếu thẳng đến vật đố). Lời đố về con tôm dưới đây là một ví dụ:

(155) Chân gần đầu Râu gần mắt Lưng co quắp Nhảy rất nhanh.

(Con tôm)[66,269]

Lời đố này có 4 BTCV miêu tả trực tiếp con tôm, đó là:

+ BT 1: “chân gần đầu”, miêu tả vị trí gần nhau của râu và đầu tôm. + BT 2: “ râu gần mắt ” miêu tả vị trí gần nhau của râu và mắt tôm. + BT 3: “ lưng gần mắt ” miêu tả hình dáng cong cong của lưng tôm + BT 4: “nhảy rất nhanh” miêu tả tốc độ di chuyển

Muốn tìm ra vật đố, người đoán giải phải căn cứ vào các tín hiệu ngôn ngữ có trong lời đố. Nhưng, khi vật đố (A) được miêu tả gián tiếp qua một đối tượng khác (A') thì chính các tín hiệu ngôn ngữ trong lời đố sẽ làm cho người đoán bị lạc hướng chiếu vật. Có thể hình dung quá trình đó như sau:

Sự vật, hiện tượng đem ra đố (Vật đố A) Người phát (Ngƣời đố) () (Ngƣời đố) Từ ngữ trong diễn ngôn (Lời đố) Người nhận (Ngƣời giải)

Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật sử dụng các biện pháp tu từ làm phương tiện thực hiện. Sau đây là một số biện pháp tu từ được câu đố dùng làm phương tiện đánh lạc hướng chiếu vật:

3.2.4.1. Dùng biện pháp tu từ nhân hoá để đánh lạc hướng chiếu vật

Trong số 285 câu đố sử dụng thủ pháp đánh lạc hướng chiếu vật mà chúng tôi khảo sát được có 149 câu đố (chiếm 4.18% trên tổng số 3559 câu đố) sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá làm phương tiện để đánh lạc hướng chiếu vật ở người đoán giải.

Đánh lạc hướng chiếu vật bằng biện pháp nhân hoá có những biểu hiện sau:

a) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng các từ xưng hô như: ông - bà, mẹ - con, cha - con, chồng - vợ, thiếp - chàng, chị - em; cô, thầy; thằng…

Trong 149 câu đố sử dụng biện pháp nhân hoá có 85 trường hợp dùng các đại từ xưng hô nêu trên để đánh lạc hướng chiếu vật. Ví dụ:

(156) Ba thằng đứng chéo cổ gà

Một thằng đứng giữa chạy ra chạy vào.

(Gàu sòng) [66,335]

(157) Ban ngày chồng vợ đôi nơi

Tối về cùng ngủ, chẳng rời nhau ra.

(Đôi cánh cửa)[66,311]

b) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng cử chỉ, hành động của người

Có 25 câu đố lấy cử chỉ, hành động của con người để miêu tả sự vật khác. Ví dụ:

Hình ảnh con cua đang bò được thay bằng hình ảnh tám người (8 cái chân) khiêng một mâm xương (mai cua) và hai cái càng ví như hai ông xã. Ở đây, động từ khiêng là động từ chỉ dùng để nói về hành động của con người:

(158) Tám người khiêng một mâm xương Để hai ông xã nghênh ngang đi đầu.

(Con cua)[66,259]

Cây cột nhà thay bằng hình ảnh người đứng im không chào hỏi bất cứ ai đi tới:

(159) Sừng sững mà đứng giữa nhà

Ai về không hỏi, ai ra không chào.

(Cột nhà)[66,311]

Câu cau và quả cau thay bằng hình ảnh hai mẹ con, mẹ sai con tiếp khách: (160) Mẹ thì đứng ở ngoài sân

Sai con tiếp khách đãi dân trong nhà.

(Cây cau, quả cau)[66,94]

Cây cỏ may lại được đánh tráo bằng hình ảnh một kẻ ngông nghênh chẳng những không tránh đường nhường quan mà còn thẳng tay đánh lại:

(161) Sừng sững mà đứng giữa đường

Quan đi chẳng tránh lại thường đánh quan.

(Cỏ may)[66,107]

Còn cái mõ lại được thay bằng hình ảnh đứa trẻ tinh nghịch đang nô đùa với mẹ:

(162) Con trong bụng mẹ chui ra

Dang tay đánh mẹ, mẹ la om sòm

Đánh rồi, con nhảy vô bụng mẹ nằm

Mẹ con yên lặng, âm thàm ngủ say.

a) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng yếu tố chỉ công việc lao động của con người: Có 8 trường hợp đánh lạc hướng chiếu vật bằng yếu tố chỉ công việc lao động, chiếm 0.22%. Ví dụ:

+ Đố về mười ngón tay:

(163) Mười người thợ, lo đủ mọi bề.

(Mười ngón tay)[66,575]

Hình ảnh mười ngón tay được tráo bằng hình ảnh mười người thợ. Thợ

vốn chỉ người lao động chân tay, làm một công việc nào đó để kiếm tiền. Mười ngón tay được ví như mười người thợ vì mỗi ngón tay đều có chức năng, tác dụng riêng.

+ Đố về bã đậu:

(164) Bà già đầu bạc tuổi cao

Chèo ghe mỏi mệt cắm sào nghỉ ngơi.

(Bã đậu)[66,544]

Câu đố về “bã đậu” lại có hướng chiếu vật vào công việc chèo ghe. Lời đố hoàn toàn nói về người và công việc liên quan tới người. Hình ảnh mà câu đố gợi ra là một bã lão, tuổi đã cao nhưng vẫn phải vất vả với việc chèo ghe trên sông nước.

+ Đố về răng và lưỡi:

(165) Ông trắng giã gạo Ông đỏ đào bới.

(Răng,lưỡi)[66,570]

Lời đố về răng và lưỡi lại hướng về công việc giã gạo và đào bới.

d) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người

Số lượng câu đố dùng thủ pháp đánh lạc hướng chiếu vật bằng từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người có rất ít, chỉ có 5 trường hợp , chiếm 0.14%.

Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

Chẳng hạn sấm và sét được miêu tả như một người đang nổi giận, hung dữ: (166) Cớ sao nổi giận đùng đùng

Đánh người toi mạng ung dung ra về Cả kêu bớ ngã bên tê

Liệu hồn hung dữ ngày kia ngủm cù đèo.

(Sấm, sét)[66,56]

Chiếc đèn cầy thắp sáng lại được miêu tả như một đứa trẻ đang đứng khóc: (167) Một nhà hai thằng Đứng khóc Ngày kỵ lạc Nhà nghèo, nhà giàu Yêu cầu nó đứng khóc. (Đèn cầy)[66,492]

Đôi cánh cửa lại được ví như tình cảm quấn quýt của vợ chồng: (168) Ban ngày chồng vợ đôi nơi

Tối về cùng ngủ, chẳng rời nhau ra.

(Đôi cánh cửa)[66,311]

e) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng tư thế, dáng vẻ con người:

Một số sự vật có dáng dấp, tư thế nhìn tương đối giống dáng dấp, tư thế con người. Do đó, bằng cách lấy tư thế của người để miêu tả cho vật ta tạo ra được phương thức đánh lạc hướng chiếu vật. Chẳng hạn lời đố về cây ngô:

(169) Ở xa trông tựa rừng già

Lại gần lại hoá đàn bà địu con.

Cây ngô trông như người đàn bà địu con vì bao giờ bắp ngô cũng được thân ngô mang bên cạnh mình, phần bắp lại nằm giữa một hai cái lá nên nó giống hình ảnh đứa trẻ được địu.

Sừng và tai trâu lại có dáng của người ngồi mát, người đứng quạt: (170) Hai ông ngồi mát, hai bà quạt hầu

(Sừng, tai trâu)[66,249]

Cái chum rượu thì như một ông già ngồi chồm hỗm, bụng to căng phồng: (171) Trên đầu đội cái bánh to

Ông già ngồi lặng bụng no căng tròn.

(Chum rượu đầy dậy cái mâm)[66,488]

Cây nhang khoanh (còn gọi là hương vòng) thì như một thằng lùn đội trên đầu thúng than:

(172) Thằng lùn mà đội thúng than Ai đi qua đó cũng van thằng lùn.

(Cây nhang khoanh) [66,444]

f) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng trang phục và cách vận trang phục:

Có 8 câu đố dùng trang phục và cách vận trang phục của con người để đánh lạc hướng chiếu vật, chiếm 0.22%.

Ví dụ ở lời đố về miếng trầu:

(173) Chồng nằm khép nép, vợ mặc áo dài Thắt lưng con cón, để bụng ra ngoài.

(Trầu quấn miếng cau) [66,464]

Hành động chiếu vật hướng tới hình ảnh người vợ mặc chiếc áo dài (lá trầu), thắt lưng con cón để hở ra phần bụng (tức lá trầu và miếng cau quấn vào nhau, một phần miếng cau bị lộ ra ngoài).

Quả ớt lúc xanh và chín được thay bằng màu sắc áo mặc: (174) Bà già mặc áo đỏ

Trẻ nhỏ mặc áo xanh.

(Quả ớt) [66,171]

Bà già mặc áo đỏ = quả ớt khi chín có màu đỏ (có loại màu vàng) Trẻ nhỏ mặc áo xanh = quả ớt còn non có màu xanh.

Hình ảnh cây tre và măng tre trong lời đố sau lại được thay bằng hình ảnh hai bố con trong trạng thái:

(175) Con đóng khố, bố cởi trần.

(Cây tre và măng tre) [66,196]

Như vậy, khi vật mang lốt người, hướng chiếu vật sẽ qui chiếu vào con người. Muốn tìm ra được chính xác vật đố, người đoán phải thực hiện thao tác suy ý từ thông tin có sẵn trong lời đố, đồng thời kết hợp với vốn hiểu biết của mình về những tri thức nền như đã nêu ở mục [3.1].

3.2.4.2. Dùng đặc điểm của loài vật để đánh lạc hướng chiếu vật (động vật hoá)

Có 34 câu đố (chiếm 0.96%) sử dụng đặc điểm của loài vật để đánh lạc hướng chiếu vật. Ở những câu đố như vậy, biểu thức chiếu vật thường miêu tả đặc điểm của một loài vật nào đó. Dùng đặc điểm của loài vật để miêu tả đối tượng không phải con vật nhằm đánh lạc hướng chiếu vật có những kiểu sau:

a) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng cách dùng đại từ “con gì” để hỏi kết hợp

một số đặc điểm của loài vật

Trong tiếng Việt, từ con thường đặt trước danh từ chỉ động vật như: con chim, con gà, con sam, và danh từ chỉ sự vật như: con thuyền, con mắt, con dao. Khi hỏi về con vật và sự vật trên bao giờ người ta cũng bắt đầu bằng cấu trúc hỏi“con gì (con chi)”. Lợi dụng điều này, một số câu đố dùng cách hỏi "con gì (con chi)" để đánh lạc hướng chiếu vật. Ví dụ:

+ Đố về ấm nước:

(176) Con chi có vỏi có vòi

Bụng thì như con cóc mài

Ăn thì chẳng muốn, cả ngày đái luôn.

(Ấm nước) [66,467]

+ Đố về cái kéo:

(177) Con gì nằm đó y qui

Cái đuôi quắn quắn miệng thì một gang Một trăm món trắng món vàng

Món đen món đỏ sẵn sàng ăn no.

(Cái kéo)[66,357]

Đại từ để hỏi "con chi" và "con gì" kết hợp với một số từ chỉ bộ phận

như "đôi tay", "bụng", "đuôi", ''miệng'' ở hai ví dụ trên có tác dụng đánh lạc

hướng chiếu vật.

b) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng hình ảnh một con vật cụ thể.

Ngoài việc dùng đại từ "con gì" để đánh lạc hướng chiếu vật, một số câu đố còn dùng hình ảnh một con vật cụ thể thay cho vật đố. Có 23 trường hợp câu đố dùng cách thức này, chiếm 0.65%.

Chẳng hạn:

+ Dùng hình ảnh đàn gà để nói về các ngôi sao, quả dứa hay bánh rán: (178) Một bầy gà trắng phau phau

Đem nhảy xuống sông thành bầy gà đỏ.

(Bánh rán) [6,454]

+ Dùng hình ảnh đàn cò:

(179) Một bầy có trắng, rớt xuống ao sâu

Chết đã hồi lâu, người ta mới vớt.(Cháo trắng) [66,458]

+ Dùng hình ảnh trâu, bò:

(180) Trâu ăn trên đỉnh trâu no Bò ăn trên đỉnh bò đói

Nước chảy quanh suối

Trâu đói bò no.(Cối xay lúa) [66,368]

+ Dùng hình ảnh con thỏ:

(181) Con thỏ ngồi giữa quả núi.(Cái mũi) [66,568]

+ Dùng hình ảnh con rắn:

(182) Rắn đen bò nhanh trên đá, bụi đá rơi.(Cái cưa) [66,356] + Dùng hình ảnh con voi:

(183) Voi mập chọc cây

Bụng đầy người sống.(Tàu thuỷ) [66,321]

c) Đánh lạc hướng chiếu vật bằng yếu tố chỉ đặc điểm thuộc về loài vật:

Vật đố mang lốt động vật thường có các hình ảnh về bộ phận như:

mình, đuôi, vòi, vây, cánh, mỏ hoặc các đặc điểm về hoạt động như: trườn,

mổ, cày; đặc điểm sinh sản như đẻ, ấp con…Ví dụ:

+ Đố về cây súng:

(184) Có lửa thì đẻ

Không lửa thì nằm ấp con

Đẻ ra chuyển động núi non ầm ầm.(Cây súng) [66,542]

+ Đố về cái gáo múc nước

(185) Con chi đầu khỉ đuôi lươn

Ăn no tắm mát lại trườn lên cây.

(Cái gáo) [66, 504]

+ Đố về cái nhà:

(186) Sừng sững mà đứng giữa trời

Giơ vây, giơ cánh nuốt người như không

3.2.4.3.Dùng đặc điểm của các loài thực vật để đánh lạc hướng chiếu vật (thực vật hoá)

Trong số 285 câu đố sử dụng thủ pháp đánh lạc hướng chiếu vật có 40 trường hợp dùng các hình ảnh thuộc phạm trù thực vật như cây cối, hoa lá, củ quả và tính chất sinh trưởng, phát triển của chúng để đố về đối tượng không thuộc phạm trù thực vật. Ví dụ:

+ Đố về nồi cơm:

(187) Ba cây một trái, không biết mấy trăm hột.

(Nồi cơm) [66,520]

+ Đố về bàn tay:

(188) Một cây mà có năm cành

Đốt dài đốt ngắn tươi xanh suốt đời.

(Bàn tay) [66,514]

+ Đố về bấc đèn dầu khi thắp:

(189) Rễ ngâm dưới nước trong

Hoa trên bờ nở vàng.

(Bấc đèn dầu khi thắp) [66,495]

Những tín hiệu ngôn ngữ làm lạc hướng suy nghĩ ở người nghe là: cây, trái, hoa, rễ, nở …

3.2.4.4. Dùng những hình ảnh về tự nhiên kết hợp với một số đối tượng khác không cùng trường với vật đố để đánh lạc hướng chiếu vật.

Có 11 trường hợp câu đố dùng hình ảnh về tự nhiên kết hợp với một số đối tượng khác không cùng trường với vật đố để đánh lạc hướng chiếu vật. Cụ thể:

a) Tự nhiên hoá

Những hình ảnh về tự nhiên dùng làm hình ảnh tráo thường gặp là hình ảnh sông nước.Ví dụ:

Có nước trên bờ, không ai dám tát.

(Đôi mắt) [66,565]

b) Tự nhiên hoá kết hợp động vật hoá

(191) Trên hang đá, dưới hang đá Giữa có con cá thờn bơn.

(Cái miệng) [66,567]

Trong lời đố này, hang đá là lốt của hàm răng, cá thờn bơn là lốt của cái lưỡi. Câu đố hoàn toàn không có từ ngữ nào chỉ hai bộ phận đó mà hoàn toàn là hình ảnh của tự nhiên: hang đá và cá

c) Tự nhiên hoá kết hợp nhân hoá

Một số câu đố dùng hình ảnh của tự nhiên kết hợp những yếu tố chỉ hoạt động của con người như bơi lội, tắm mát để đánh lạc hướng chiếu vật.

Ví dụ :

(192) Sông tròn vành vạnh Nước cạn lờ đờ Hai cô xuống tắm Một giờ cạn khô.

(Nồi cơm và đôi đũa) [66,521]

(193) Sông sâu nước chảy lờ đờ

Thằng lặn, thằng ngụp, thằng thò đầu lên.

(Ươm kén tơ) [66,567]

Ngoài ra, còn có hiện tượng đánh lạc hướng chiếu vật khác như:

Ngoài bốn hiện tượng nhân hoá, thực vật hoá, động vật hoá, tự nhiên hoá nêu trên còn thấy có hiện tượng thuyền hoá. Ví dụ:

(195) Chiếc thuyền be bé có một tấm be Năm người chặn, năm người đè.

(Cái vạch) [66,353] (196) Cái thuyền ba vạn, cái ván sơn son

Bơi ra cửa bể bắt con rồng rồng.

(Con vịt mò tép) [66,228]

3.2.4.5. Đánh lạc hướng bằng yếu tố tục

Có 40 trường hợp câu đố dùng yếu tố tục để đánh lạc hướng chiếu vật, chiếm 1,12%.

Ngoàiviệc khoác lên vật lốt khác, câu đố còn dùng cả yếu tố tục nhằm đánh lừa người đoán giải. Yếu tố tục có khả năng khêu gợi mạnh làm cho người giải bị lạc hướng vì hình tượng của vật đố thoạt nghe rất thô, rất dữ dội nhưng thực ra vật giải lại rất bình thường. Cái tục được dùng làm phương tiện đánh lạc hướng chiếu vật chủ yếu theo cách : mượn những từ chỉ các bộ phận của con người ( đặc biệt là bộ phận sinh dục, bài tiết ) và các trò dâm tục để miêu tả vật đố.

Chẳng hạn lời đố về con sò huyết:

(197) Khom khom như cái bàn tay

Mồm thì mồm dọc ngậm ngay hột hồng Hai bên có hai hàng lông

Bảo vệ hột hồng đỏ loét bên trong.

(Sò huyết) [66,268]

Vật đố là con sò huyết có lông ở biển (để phân biệt với sò huyết thường, không có lông ở vỏ ngoài). Con sò huyết hình khum khum như bàn tay, miệng sò hình dọc, có hai hàng lông hai bên mép, phần thịt bên trong có màu đỏ. Vì thịt sò đỏ có máu nên người ta gọi là con sò huyết.

Lời đố về cái cối xay lúa thuở xưa lại đánh lạc hướng bằng hình ảnh vợ “nằm chơi trên bụng chồng”:

(198) Mỗi người mỗi nước, mỗi nơi

Làm thân con gái nằm chơi trên bụng chồng Thiếp tôi mang áo cho chồng

Còn như thân thiếp thiếp không mặc gì.

(Cối xay lúa) [66,367]

Đây là loại cối xay lúa bằng tre ngày xưa. Cối xay tre thường có một thớt trên – ví như thân con gái, và một thớt dưới – ví như người chồng. Thớt trên nằm trên thớt dưới nên câu đố nói là “ nằm chơi trên bụng chồng”. Cối xay có cái “áo cối” nhằm không cho gạo thóc bắn ra ngoài khi cối xoay tròn. Cái áo cối đó lại phải đặt quây thành cái thớt dưới nên mới ví là “thiếp không

Một phần của tài liệu Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (Trang 100 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)