Định hướng phát triển thương mại điện tử đến năm 2010

Một phần của tài liệu 539 Định hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2010  (Trang 42)

- Việt Nam đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế cao trong giai đoạn 2006 – 2010 và coi phát triển thương mại mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu, là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế trở nên sâu sắc và toàn diện với việc gia nhập WTO và cuối năm 2005 hoặc trong năm 2006 cũng sẽ góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử. Quốc Hội và Chính phủ cũng quyết tâm xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho thương mại điện tử. Giai đoạn 2001 – 2005 thương mại điện tửđã bắt đầu hình thành ở Việt Nam, giai đoạn 5 năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.

- Có thể dự đoán các doanh nghiệp có quan hệ đối tác mạnh với nước ngoài sẽ là lực lượng đi tiên phong ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể tiếp thu những ứng dụng tiên tiến của thương mại điện tử một cách hiệu quả. Loại hình giao dịch thương mại B2B sẽ dần dần chiếm ưu thế.

Quan điểm phát triển

- Phát triển thương mại điện tử sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

Thương mại điện tử tạo ra cơ hội mới giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, v.v... qua đó nâng cao sức cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn 2006 – 2010, Việt Nam sẽ hội nhập sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế thương mại quốc tế. Việt Nam có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005 hoặc trong năm 2006, hoàn thành việc cắt giảm thuế quan theo AFTA trong ASEAN, thực hiện đầy đủ các cam kết với Hoa Kỳ theo Hiệp định Thương mại song phương, tham gia ký kết và triển khai Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung quốc (ACFTA) cũng như nhiều cam kết quốc tế khác liên quan tới thương mại. Đồng thời với việc tiếp tục mở cửa thị trường trong nước theo lộ trình của các cam kết quốc tế, hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường toàn cầu. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mới.

- Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt ứng dụng và phát triển thương mại điện tử: Doanh nghiệp là người bán, người mua, người phát triển phát triển công nghệ lớn nhất. Chính mỗi doanh nghiệp sẽ tự quyết định có tham gia thương mại điện tử hay không, tham gia như thế nào, vào thời điểm nào, sẽ đầu tư nhân lực và nguồn lực ra sao, v.v... Nói cách

- Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường thuận lợi, cung cấp nhiều dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại điện tử và tích cực ứng dụng thương mại điện tử

Mặc dù doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong ứng dụng và phát triển thương mại điện tử nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, xây dựng khung khổ pháp lý, thiết lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, v.v... Đồng thời, Nhà nước cũng là khách hàng rất lớn của các doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng đáng kể trong các giao dịch thương mại.

Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại điện tử như hải quan điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, cấp phép nhập khẩu điện tử, v.v... Nếu nhà nước không hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công này thì thương mại điện tử cũng rất khó phát triển một cách toàn diện và mạnh mạnh mẽ.

- Nhà nước và doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong hợp tác quốc tế để tạo ra môi trường thuận lợi, thu hút công nghệ tiên tiến cho sự phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử mang tính toàn cầu. Ngay từ năm 1998, Hội nghị bộ trưởng lần thứ hai của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhấn mạnh thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra nhiều cơ hội mới cho thương mại. Các thành viên cũng cam kết tiếp tục duy trì thực tế không đánh thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử qua biên giới. Năm 2001 WTO tiếp tục khẳng định thương mại điện tử tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho thương mại của mọi thành viên, dù là thành viên phát triển hay đang phát triển, đồng thời WTO thừa nhận tầm quan trọng của

Các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực khác như APEC, ASEM, ASEAN đều coi thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế thương mại và cố gắng tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho thương mại điện tử. Các tổ chức chuyên môn, đặc biệt là các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc như UNCTAD, UNCITRAL, v.v...có nhiều hoạt động để tạo ra môi trường thuận lợi trên phạm vi toàn cầu cho các hoạt động thương mại điện tử.

Ngoài việc tham gia các hoạt động quốc tế đa phương và nhiều bên, chúng ta cũng cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với các nước và khu vực có khoa học công nghệ tiên tiến và có quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ như Hoa Kỳ, EU, Nhật bản, Hàn quốc, v.v...

- Phát triển thương mại điện tử gắn chặt với ứng dụng và phát triển CNTT

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn chặt với sự phát triển của CNTT và chính phủ điện tử. Trong những năm qua CNTT ở nước ta đã phát triển khá nhanh. Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông đặt thương mại điện tử như một trong những trụ cột chính của phát triển CNTT trong những năm tới. Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử cần phù hợp với Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông cũng như Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tửở Việt Nam tới 2010.

Mục tiêu phát triển

- Phần lớn (khoảng 70%) các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao.

Thực tiễn phát triển thương mại điện tử trên thế giới cho thấy loại hình B2B ra đời trước khi xuất hiện loại hình B2C. Nhờ áp dụng thương mại điện tử nên các doanh nghiệp này đã nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của của mình. Internet ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng về thương mại điện tử. Tuy nhiên loại hình giao dịch B2B vẫn tiếp tục chiếm ưu thế và có tác động chủ yếu tới nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế.

Thống kê về thương mại điện tử cho thấy tại những nước có hạ tầng CNTT tiên tiến, tỷ lệ hộ gia đình có máy vi tính cao, kết nối Internet qua băng thông rộng, loại hình giao dịch B2B vẫn cao gấp nhiều lần so với B2C.

Phấn đấu tới năm 2010 phần lớn các doanh nghiệp lớn nắm vững kỹ năng kinh doanh trên mạng và tiến hành các giao dịch B2B.

- Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết tới lợi ích của thương mại điện tử và có ứng dụng nhất định

Tại Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất năng động và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này bị hạn chế về nguồn lực nên ứng dụng thương mại điện tử là cơ hội để họ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí giao dịch và chăm sóc khách hàng, v.v... Thực tế ở Việt Nam tới 2005 cho thấy chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng thương mại điện tử.

Phấn đấu tới năm 2010 hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết tới lợi ích của thương mại điện tử và có những ứng dụng nhất định vào từng khâu hay của toàn bộ các khâu của giao dịch thương mại.

- Một bộ phận đáng kể hộ gia đình và cá nhân có thói quen mua sắm trên mạng: Việt Nam là một nước đang phát triển có thu nhập thấp. Tuy nhiên, Việt Nam đã đề ra mục tiêu GDP năm 2010 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2001. Những thành tựu phát triển kinh tế trong giai đoạn năm năm 2001 – 2005 cho thấy việc đạt được mục tiêu này có thể là hiện thực. Thu

Đồng thời, tỷ lệ thanh niên được đào tạo tốt, tiếp thu nhanh cái mới và hấp thụảnh hưởng của văn hoá thương mại các nước tiên tiến, v.v... ngày càng tăng nhanh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy các hộ gia đình và các cá nhân, đặc biệt ở vùng đô thị, mua sắm hàng hoá qua mạng Internet.

Các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thiết yếu như nước máy, điện, điện thoại, ngân hàng, v.v... đang phát triển mạnh các hình thức thanh toán tự động. Nhiều siêu thị bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ khác đã và sẽ tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ hình thức bán hàng hoá và dịch vụ qua mạng. Các doanh nghiệp này sẽ tạo ra động lực và thói quen cho các hộ gia đình và cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm hàng hoá và dịch vụ của họ.

Chính vì vậy, song song với việc ưu tiên hỗ trợ loại hình B2B, cố gắng để tới năm 2010 một bộ phận đáng kể (khoảng 15%) hộ gia đình và cá nhân có thói quen mua hàng hoá và dịch vụ trên mạng.

- Tất cả các chào thầu mua sắm chính phủđược công bố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và 30% mua sắm chính phủ được tiến hành trên mạng.

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu và triển khai các biện pháp mạnh mẽ thực hiện cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả, đơn giản thủ tục, minh bạch hoá, hiện đại hoá nền hành chính của đất nước. Song song với Chương trình cải cách hành chính, Việt Nam cũng xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủđiện tử tới năm 2010. Đây chính là các tiền đề quan trọng để các cơ quan chính phủ cung cấp các dịch vụ công gắn chặt với thương mại điện tử như thuếđiện tử, hải quan điện tử, cấp giấy phép nhập khẩu điện tử, chứng nhận xuất xứ hàng hoá qua mạng, v.v... Đồng thời quá trình cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử

3.4 Giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2010

3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử:

Thực tiễn cho thấy có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng tốt CNTT nhưng chưa biết đến lợi ích mà thương mại điện tử mang lại, một số biết về thương mại điện tử thì chỉ làm theo phong trào. Vì vậy trong giai đoạn 2006 - 2010 cần tập trung phổ biến, tuyên truyền về lợi ích và kỹ năng thương mại điện tử như sau:

Phổ biến, tuyên truyền cho các nhà quản lý doanh nghiệp:

• Các Tổng công ty lớn của nhà nước: loại hình doanh nghiệp này có quy mô lớn nhưng chưa quan tâm đầy đủ tới công tác đào tạo cán bộ về thương mại điện tử. Cần hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo các Tổng công ty lớn của nhà nước biết tới lợi ích của thương mại điện tử, từđó họ sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thương mại điện tử tại chính đơn vị của mình.

• Các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần: loại hình doanh nghiệp này nói chung có quy mô vừa và nhỏ, khá năng động trong kinh kinh doanh và dễ tiếp thu công nghệ mới. Nếu giới chủ các loại hình doanh nghiệp này hiểu rõ lợi ích của thương mại điện tử họ sẽ nhanh chóng và mạnh dạn tổ chức triển khai trong doanh nghiệp của họ.

• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thường có công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý cao và nhanh nhạy trong ứng dụng CNTT và thương mại điện tử. Hoạt động tuyên truyền đối với đối tượng này chủ yếu cung cấp thông tin cập nhật về môi trường pháp lý, về thực thi quyền

Phổ biến, tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo kinh tế

Các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách và thực thi pháp luật liên quan tới thương mại điện tử nhưng ít có cơ hội tìm hiểu về lĩnh vực này. Cần phổ biến, tuyên truyền về các lợi ích cũng như các rủi ro khi ứng dụng thương mại điện tử cho các cán bộ lãnh đạo kinh tế tại các bộ ngành ở Trung ương cũng như các nhà lãnh đạo kinh tếở các tỉnh, đặc biệt là cán bộ của các sở thương mại, tài chính, đầu tư, tư pháp.

Phổ biến, tuyên truyền cho người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻở các đô thị

Không chỉ do khó khăn về các vấn đề công nghệ, đặc biệt là mức độ truy cập Internet còn thấp, mà tập quán và tâm lý mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam cũng là một yếu tố cản trở cho việc mua sắm qua mạng. Nước ta chưa phải là một nước công nghiệp hoá, phần lớn người tiêu dùng chưa có tác phong công nghiệp, chưa tuân theo những quy định chặt chẽ về thời gian, tuân thủ pháp luật, biết đòi hỏi lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, v.v...

Song song với hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, chúng ta cần phổ biến, tuyên truyền về lợi ích của thương mại điện tử cho đông đảo người tiêu dùng, trước hết là người tiêu dùng tại các đô thị và ưu tiên phổ biến về lợi ích mua trên mạng các dịch vụ và các sản phẩm được “số hoá”. Trong số người tiêu dùng thì giới trẻ rất năng động, thích tìm hiểu cái mới và ngày càng chủ động về kinh tế. Vì vậy, phát triển thương mại điện tử cho loại hình B2C trước hết tập trung vào giới trẻở đô thị.

Chú trọng sử dụng các phương tiện phổ biến, tuyên truyền có sức truyền tải cao như truyền hình, báo viết, báo điện tử. Phương pháp phổ

3.4.2 Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

Việc đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử có tác động to lớn để xã hội quan tâm tới các lợi ích của thương mại điện tử. Tuy nhiên hoạt động này mang tính bề rộng và phong trào, cần phải có các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử một cách đồng bộ và cân đối mang tính bề sâu, diễn ra liên tục. Dựa trên nguồn nhân lực có tri thức về nhiều khía cạnh liên quan tới kinh tế, thương mại, CNTT và TT, pháp lý, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, an ninh, v.v... mới có thể đưa thương mại điện tử thật sự đi vào cuộc sống.

Phát triển nguồn nhân lực là việc làm của toàn xã hội, nhà nước chỉ hỗ trợ mạnh trong giai đoạn đầu, sau đó chính các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là tự chịu chi phí cho việc này.

Đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề

Tới năm 2005 một số trường đại học chuyên ngành kinh tế thương mại đã giảng dạy về thương mại điện tử. Điều này phản ánh sự năng động, nắm bắt thực tiễn và gắn hoạt động đào tạo với hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu 539 Định hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đến năm 2010  (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)