- Điều chỉnh CCTM theo h−ớng ổn định kinh tế vĩ mô Trong ngắn hạn, CCTM n−ớc ta ch−a thể cân bằng, xu h− ớng NK vẫn sẽ gia tăng so với XK Vì
6 tháng đầu năm 2005 tỷ lệ nhập siêu lên tới 24,7% (Bộ Th−ơng mại: Báo cáo tình hình th−ơng mại tháng và tháng đầu năm 2005)
hiện xu thế của công nghiệp hoá và hội nhập sâu ch−a thật rõ nét; Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và chậm đ−ợc cải thiện; Quá trình xây dựng các thể chế của kinh tế thị tr−ờng diễn ra chậm. Những lý do này làm hạn chế khả năng tăng tr−ởng xuất khẩu trong dài hạn để bù đắp thâm hụt cán cân th−ơng mại. Trong xu h−ớng gia tăng thâm hụt cán cân th−ơng mại trong những năm tới, những hạn chế này có thể sẽ gây nên tình trạng xấu đối với nền kinh tế nh−
tăng d− nợ n−ớc ngoài, làm yếu khả năng cạnh tranh, giảm mức độ hội nhập và công nghiệp hoá. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp khắc phục và phòng ngừa.
Trong những năm tới, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Yêu cầu hiện đại hoá nền kinh tế và mở cửa th−ơng mại có thể làm gia tăng mức thâm hụt cán cân th−ơng mại. Trong điều kiện nh− vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá xem (i) tình trạng thâm hụt CCTM n−ớc ta hiện nay ở mức độ nào, có ở trong khả năng giới hạn chịu đựng của nền kinh tế hay không, (ii) dự báo khả năng chịu đựng có thể của CCTM trong những năm tới (đến 2010), và (iii) phải có những chính sách và biện pháp nh− thế nào để lành mạnh hoá cán cân th−ơng mại, vừa đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn, Shishido (1996) và Fry (1997) cho rằng thâm hụt lớn tài khoản vãng lai của Việt Nam giữa thập niên 90 có thể duy trì đ−ợc do đ−ợc tài trợ gần nh−
hoàn toàn bởi đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài và tỷ lệ vay ngắn hạn còn thấp.
RIDA (1999) đã phân tích khả năng duy trì nợ n−ớc ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1999-2020 bằng cách sử dụng hai chỉ số, tỷ lệ nợ trên GDP và dịch vụ nợ. Theo RIDA, khả năng duy trì nợ n−ớc ngoài của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sự cải thiện có hiệu quả nền kinh tế thông qua cải cách khu vực nhà n−ớc, phát triển khu vực t− nhân và tự do hóa th−ơng mại quốc tế. Đồng thời, khả năng duy trì nợ n−ớc ngoài của Việt Nam cũng bị tác động nhiều bởi các điều kiện vay nợ cũng nh− sự thu hút đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam, Hồ Trung Thanh và Lê Xuân Sang (1999) về tác động của tự do hoá th−ơng mại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia cũng đề cập đến vấn đề thâm hụt th−ơng mại. Đặc biệt, nghiên cứu của Võ Trí Thành và các cộng sự (2002) đã phân tích khả năng chịu đựng của cán cân tài
khoản vãng lai Việt Nam sử dụng mô hình phân tích nợ động của Jaime de Pine. Đây là một nghiên cứu hết sức quan trọng chỉ ra mức nhập khẩu cho phép của Việt Nam trong khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, số liệu đ−ợc lấy làm năm gốc quá chênh lệch so với số liệu thực tế, do đó, không phản ánh đúng thực trạng xuất nhập khẩu hiện tại. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ sử dụng mô hình này để phân tích định l−ợng mức nhập khẩu hàng hoá cho phép và chỉ ra mức độ thâm hụt cán cân th−ơng mại cho phép để vừa bảo đảm an ninh tài chính, vừa đảm bảo nhu cầu nhập khẩu cho phát triển kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến cán cân th−ơng mại và điều tiết cán cân th−ơng mại trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
- Đánh giá thực trạng cán cân th−ơng mại của Việt Nam trong những năm qua và dự báo đến năm 2010;
- Đề xuất giải pháp điều chỉnh cán cân th−ơng mại trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đối t−ợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối t−ợng: Nghiên cứu cán cân th−ơng mại Việt Nam trong mối quan hệ với các yếu tố khác có ảnh h−ởng nh− chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách đầu t−... nhằm chỉ ra tình trạng CCTM trong thời gian qua và dự báo khả năng chịu đựng của nó đến năm 2010. Từ đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh cán cân th−ơng mại trong thời gian tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tr−ởng kinh tế.
- Phạm vi:
+ CCTM đ−ợc nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ, nghiên cứu này không đi sâu phân tích mối quan hệ giữa CCTM và quá trình thực hiện CNH, HĐH theo lộ trình và mục tiêu thực hiện CNH, HĐH do Đảng ta đề x−ớng. Đây là một chủ đề lớn nên nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung phân tích tình trạng hiện tại và khả năng chịu đựng của CCTM trong giai đoạn tới theo các tiêu chí nh− ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng tr−ởng XK...
+ Tập trung chủ yếu vào th−ơng mại hàng hoá
Ph−ơng pháp nghiên cứu:
- Ph−ơng pháp tổng hợp
- Ph−ơng pháp so sánh, phân tích
- Mô hình phân tích nợ động của Jaime de Pine - Ph−ơng pháp chuyên gia, hội thảo khoa học
Nội dung nghiên cứu:
Đề tài đ−ợc kết cấu thành 3 ch−ơng (ngoài phần mở đầu, kết luận), nội dung nghiên cứu cụ thể của từng ch−ơng nh− sau:
Ch−ơng I: Những vấn đề cơ bản về cán cân th−ơng mại và điều tiết cán cân th−ơng mại.
Ch−ơng II: Thực trạng cán cân th−ơng mại Việt Nam giai đoạn 1991- 2004.
Ch−ơng III: Quan điểm, định h−ớng và các giải pháp điều chỉnh cán cân th−ơng mại trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Ch−ơng I
Những vấn đề cơ bản về cán cân th−ơng mại và
điều tiết cán cân th−ơng mại
1.1. Cán cân th−ơng mại và ảnh h−ởng của nó đối với phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá
1.1.1. Khái niệm, bản chất của cán cân th−ơng mại
Cán cân th−ơng mại (cán cân trao đổi) là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá (th−ờng tính theo giá FOB) với tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá (th−ờng tính theo giá CIF) của một n−ớc với n−ớc ngoài trong một thời kỳ xác định, th−ờng là một năm.
Cán cân th−ơng mại là một phần của Cán cân thanh toán của quốc gia, theo dõi các hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá th−ơng phẩm (hay hữu hình) và đ−ợc phản ánh chi tiết trong cán cân tài khoản vãng lai. Khi tính đến cả “hàng hoá vô hình” hay dịch vụ (gồm cả thu nhập yếu tố ròng và các khoản chuyển giao) thì tổng l−ợng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đ−ợc gọi là cân đối tài khoản vãng lai.
Cán cân th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ (X-M)2 cùng với các yếu tố khác nh− chi cho tiêu dùng (C), chi tiêu đầu t− (I), chi tiêu của chính phủ (G) cấu thành Tổng thu nhập quốc dân (GDP). Nh− vậy, cán cân th−ơng mại là một bộ phận cấu thành Tổng thu nhập quốc dân, thặng d− hay thâm hụt CCTM ảnh h−ởng trực tiếp đến tăng tr−ởng kinh tế.
Y =C + I + G + (X-M)
Nh− vậy, cán cân th−ơng mại có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản. Trạng thái của cán cân th−ơng mại thể hiện động thái của nền kinh tế ở những thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, biến động của cán cân th−ơng mại trong ngắn hạn và dài hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiến l−ợc và mô hình phát triển kinh tế, chính sách cạnh tranh, ph−ơng thức thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cán cân th−ơng mại chỉ đơn thuần là phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Do đó, khi một quốc gia có thặng d− th−ơng mại thì xuất khẩu v−ợt nhập khẩu. Doanh thu từ việc bán hàng ở n−ớc ngoài mà lớn hơn phần dùng để mua hàng từ n−ớc ngoài sẽ đ−ợc ng−ời n−ớc ngoài trả. Do
2