4.3.1 Nguyên lý
Sử dụng hai đĩa trên đĩa có gắn các răng nghiền hình tròn hoặc hình vuông. Khi đĩa quay, nguyên liệu đi vào từ không gian giữa của đĩa sẽ bị va đập vào các răng và bị vỡ rạ Nguyên liệu thích hợp cho máy nghiền răng là nguyên liệu dạng khô và dòn như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điềụ..
4.3.2. Cấu tạo và hoạt động
4.3.2.1 Cấu tạo
Cấu tạo chung của máy nghiền răng
Lưới sàng Máng tháo liệu Đĩa cố định Cửa nạp liệu Puly truyền động Đĩa quay Răng nghiền
Máy nghiền răng là một biến thể của máy nghiền đĩạ Máy gồm một trục nằm ngang trên đó có lắp một đĩa quaỵ Trên đĩa quay có gắn răng nghiền được xếp thành những vòng tròn đồng tâm, càng xa tâm thì bước răng càng giảm. Đặt đối diện với đĩa quay là đĩa cố định. Đĩa cố định cũng được lắp các răng nghiền, các răng này được xếp thành những đường tròn đồng tâm, vòng răng trên đĩa này nằm xen kẽ với vòng răng của đĩa đối diện.
Vật liệu làm răng thường là kim loại cứng như thép, đồng hoặc đuyarạ Răng có dạng hình tròn hoặc hình vuông được lắp chặt hoặc hàn trên các đĩạ Khi răng mòn được tháo ra thay thế, nếu răng được hàn vào đĩa thì khi ta thay thế thì phải thay cả đĩa lẫn răng nghiền. 4.3.2.2 Hoạt động: Vật liệu được nạp vào máy theo chiều trục. Sau khi vật liệu rơi vào vòng răng thứ nhất của đĩa quay thì vật liệu bị va đập và đẩy sang vòng thứ hai của đĩa đối diện và cứ thế va đập như vậy cho đến khi bị đẩy ra ngoàị Do bước răng giảm dần nên độ mịn của sản phẩm sẽ nhỏ dần theo chiều tăng của bán kính đĩa
Các máy nghiền răng có vận tốc quay của đĩa càng lớn và số dãy răng nghiền trên đĩa càng nhiều thì mức độ nghiền càng cao, đối với loại 2 đĩa quay, người ta thiết kế đĩa quay ngược chiều nhau khi đó năng suất va đập lớn hơn.