Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TÂN THẠNH AN (Trang 52 - 56)

- Cơ cấu các hoạt động kinhdoanh chính:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

Bảng 4.3. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Trong Năm 2008, 2009

Nguồn tin: Số liệu của công ty CHỦNG LOẠI

GẠO

NĂM 2008 NĂM 2009 So sánh về lượng So sánh về giá trị

Nếp 10% tấm 8,022 2,238,780 1,000 405,000 -7,022 -87.53 -1,833,780 -81.91 Nếp 5% tấm 660 461,200 358 202,370 -302 -45.76 -258,830 -56.12 Gạo 10% tấm 10,539 4,571,115 - - -10,539 -100 -4,571,115 -100 Gạo 10-15% tấm 2,237 1,140,615 - - -2,237 -100 -1,140,615 -100 Gạo 15% tấm 7,119 2,754,897 33,423 12,431,376 26,304 369.47 9,676,479 351.25 Gạo 25% tấm 15,268 6,440,940 26,923 9,609,304 11,654 76.33 3,168,363 49.19 Gạo 5% tấm 48,778 22,534,796 57,330 23,556,587 8,553 17.53 1,021,791 4.53 Tấm gạo 2,350 861,930 7,209 1,869,335 4,859 206.77 1,007,405 116.88 Tấm nếp - - 150 47,400 150 - 47,400 - TỔNG CỘNG 94,973 41,004,272 126,394 48,121,371

Hình 4.2. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng

Bảng 4.4. Tỉ Trọng Xuất Khẩu Của Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Công Ty

Đvt: % CHỦNG LOẠI

GẠO

2008 2009

Theo lượng Theo kim ngạch Theo lượng Theo kim ngạch Nếp 10% tấm 8.45 5.46 0.79 0.84 Nếp 5% tấm 0.69 1.12 0.28 0.42 Gạo 10% tấm 11.10 11.15 0.00 0.00 Gạo 10-15% tấm 2.35 2.78 0.00 0.00 Gạo 15% tấm 7.50 6.72 26.44 25.83 Gạo 25% tấm 16.08 15.71 21.30 19.97 Gạo 5% tấm 51.36 54.96 45.36 48.95 Tấm gạo 2.47 2.10 5.70 3.88 Tấm nếp 0.00 0.00 0.12 0.10 TỔNG CỘNG 100 100 100 100 Nguồn tin: Số liệu của công ty

* Nhận xét:

- Công ty Tân Thạnh An khá đa dạng về sản phẩm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của mình thể hiện qua, 9 mặt hàng chính là: Gạo (5%, 10%, 10-15%, 15%, 25%), Nếp

của các công ty kiểm định quốc tế do khách hàng nước ngoài yêu cầu như SGS, VFC v.v.. Vì thế công ty Tân Thạnh An luôn phải đảm bảo chất lượng cho khách hàng, giống như mẫu mà 2 bên đã thỏa thuận vì nếu có trục trặc về chất lượng thì chi phí phải trả để khắc phục thiệt hại là rất lớn.

- Qua bảng số liệu và hình, ta thấy: tổng sản lượng xuất khẩu của công ty tăng 33% tương ứng với 31,421 tấn, tuy nhiên có sự thay đổi trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, cụ thể như sau:

+ 2 mặt hàng gạo chính mà công ty tập trung xuất khẩu là gạo 5% tấm và gạo 25% tấm giữ tỉ trọng ở mức cao nhất như sau: về lượng, gạo 5% chiếm 51.36% trong năm 2008 và 45,36% trong năm 2009; Gạo 25% chiếm 16,08% trong năm 2008 và 21,3% trong năm 2009.

+ Mặt hàng gạo 10% với tỉ trọng xuất khẩu khá cao trong năm 2009 là 14% không còn được mua bán trong năm 2009, tỉ lệ này giảm còn 0%.

+ Trong năm 2009, tỉ trọng xuất gạo 15% tấm đã vươn lên đạt mức 33,423 tấn về lượng và 12,431,376 USD về giá trị. Đây là mức tăng rất ấn tượng: đạt 369% về lượng và 351% về giá trị

+ Gạo 25% tấm cũng đạt mức tăng cao là: 76.33% tương ứng với 11,654 tấn về lượng và 49.19% tương ứng với 3,168,363USD về giá trị.

+ Mặt hàng sụt giảm về tỉ trọng xuất khẩu còn lại là nếp với mức giảm là 87.53% tương ứng với 7,022 tấn về lượng và 81.91% tương ứng với 1,833,780 USD về giá trị.

+ Các mặt hàng còn lại có giá trị thay đổi không đáng kể.

* Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:

- Mặt hàng gạo 5% và 25% là 2 mặt hàng gạo chủ đạo của công ty, luôn đạt tỉ trọng cao trong các mặt hàng gạo xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân do các hợp đồng xuất gạo 25% hầu hết là từ các hợp đồng tập trung xuất qua Philippin được phân chỉ tiêu từ Hiệp hội, 1 quốc gia luôn phải chịu thiên tai quanh năm vì thế luôn trong tư thế thiếu gạo. Bên cạnh đó, nền chính trị của Philippin cũng rất bấp bênh, vì thế Chính phủ Philippin luôn chăm lo về vấn đề an ninh lương thực, đây chính là vấn đề tối quan trọng trong việc ổn định chính trị.

- Về phần gạo 5%, đây là loại gạo mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất vì thế chi phí sản xuất của loại gạo này của Việt Nam thuộc loại thấp từ đó dẫn đến giá thành rất cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia như OVLAS, WEETIONG v..v.. là các khách hàng chiến lược của công ty chuyên đặt gạo 5% với số lượng lớn và ổn định.

- Những hợp đồng gạo 10% năm 2008, qua năm 2009 không còn nữa. Nguyên nhân là do đây là loại gạo Nga nhập, tất cả các tiêu chuẩn chất lượng đều giống với gạo 5% chỉ khác chỗ có 10% tấm. Loại gạo này các nhà cung ứng rất ngại sản xuất vì chi phí khá cao (không chênh nhiều so với gạo 5%) nhưng giá bán lại không cao. Điều này làm cho không những nhà cung ứng mà chính công ty Tân Thạnh An cũng e dè trong việc thực hiện các hợp đồng gạo 10% và đến năm 2009, công ty đã từ chối thực hiện các hợp đồng này.

- Mặt hàng gạo 15% có sản lượng xuất khẩu tăng đột biến do vào năm 2009, công ty có đặt được mối quan hệ bán hàng với Malaysia. Do Malaysia tiêu thụ gạo 15% rất nhiều, do đó dẫn đến sự tăng đột biến này.

- Về phần mặt hàng nếp và tấm, chiếm tỉ trọng rất thấp trong các mặt hàng. Nguyên nhân, đây thuộc loại mặt hàng mà công ty chỉ mua khi ở giá tốt và dự trữ, chờ giá cao để bán. Thực chất đây là một hình thức đầu tư thêm của công ty khi có cơ hội thị trường chứ không phải là mặt hàng kinh doanh chính (mua bán liên tục để giữ quan hệ khách hàng) như đối với gạo 5%, 15%, 25%.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TÂN THẠNH AN (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w