- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công
PHẦN KẾT LUẬN
Trước cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo ước tính của UNCTAD thì sau 4 năm tăng trưởng liên tiếp, dòng vốn FDI toàn cầu từ mức kỷ lục với tốc độ tăng trưởng 30% trong năm 2007 đã giảm 10% trong năm 2008 - một con số trầm trọng nhất so với nhiều thập niên qua. Mặc dù sự sụt giảm này là hệ quả của cuộc suy thoái nhưng cũng chính việc phục hồi, đẩy mạnh hoạt động FDI sẽ là một trong những đầu tàu quan trọng kéo nền kinh tế thế giới đi lên. Hơn bao giờ hết, những diễn biến và xu hướng của hoạt động FDI đã và đang tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong nền kinh tế thế giới. Ở phương diện quốc gia, nắm bắt được những hiện tượng này rất cần thiết trong việc hoạch định chính sách để đưa nền kinh tế tiến sâu vào quá trình hội nhập toàn cầu một cách có hiệu quả.
Với việc tăng cường QLNN đối với FDI trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã tạo nên những bước tiến quan trọng trong hoạt động QLNN bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và thực thi hệ thống chính sách, pháp luật; tạo lập môi trường đầu tư cho nhà đầu tư; tổ chức hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư; tổ chức bộ máy QLNN đối với FDI, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về FDI; thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về FDI.
Khi hoạt động QLNN được tăng cường, sự phục hồi của nguồn vốn FDI cũng có những biểu hiện khả quan sau những diễn biến của cuộc suy thoái kinh tế vừa qua. Riêng trong quý I năm 2010, FDI vào Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là số vốn thực hiện tăng lên đáng kể với 2.500 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009, số vốn đăng ký là 2139,4 triệu USD bằng 29,3%, số dự án là 139 dự án bằng 59,1% so với cùng kỳ năm 2009. Sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu tăng trưởng và chuyển
Việt Nam trở thành nước công nghiệp.
Tuy nhiên, cho đến nay, QLNN đối với FDI tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thực hiện chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là những tồn tại trong việc xây dựng chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, nhất quán; TTHC rườm rà, thiếu tính minh bạch; việc tổ chức bộ máy nhà nước QLNN về FDI còn nhiều bất cập trong sự phân cấp và mối quan hệ giữa các bộ phận chưa thật sự chặt chẽ… đã trở thành “căn bệnh” cố hữu, khó chữa của môi trường đầu tư Việt Nam. Điều đó cũng cho thấy những hạn chế trong hoạt động QLNN về FDI đã làm giảm đáng kể hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI trên toàn bộ lãnh thổ.
Trong tiến trình phục hồi, phát triển kinh tế sau suy thoái và hướng tới xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh theo định hướng chung của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã, đang và sẽ cần tới sự trợ lực về vốn, công nghệ từ hoạt động FDI cũng như những hiệu quả được nâng cao trong hoạt động QLNN đối với FDI. Từ những nghiên cứu thực tiễn hoạt động QLNN đối với FDI trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả QLNN về FDI trong giai đoạn tới với mong muốn đóng góp những ý kiến và hướng đi mới về một trong những vấn đề kinh tế mang tính thời sự hiện nay - hoạt động FDI trong thời suy thoái kinh tế toàn cầu.
MỤC LỤC