Giải pháp về đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2009 (Trang 68 - 70)

- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công

19 Ngô Văn Hiền, QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công, Hà Nội, 2009.

3.2.6. Giải pháp về đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến đầu tư

- Tăng cường vai trò của Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc tạo lập môi trường quảng bá và xúc tiến đầu tư:

+ Để có thể thu hút được các nhà ĐTNN lớn, cần tăng cường vai trò của Chính phủ thông qua các hoạt động ngoại giao để xóa bỏ những rào cản về chính trị, cơ chế, chính sách, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ của các nhà đầu tư giữa các quốc gia. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện và củng cố tinh thần hợp tác, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước về mặt văn hóa, chính trị.

+ Các cơ quan QLNN như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, của TNCs, các công ty lớn để có chính sách vận động, thu hút đầu tư phù hợp, có đối sách ngoại giao hợp lý, tương thích với tình hình kinh tế - chính trị các nước.

- Hướng vào các khu vực đầu tư nhiều tiềm năng và tạo lập thị trường đầu tư mới:

+ Hướng hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư vào việc duy trì và phát triển các thị trường tiềm năng quen thuộc như các đối tác ở Đông Á, ASEAN, các nước EU, Mỹ, các quần đảo thuộc Vương quốc Anh… đồng thời cũng tạo

nghệ như các nước Trung Đông, các đối tác ở Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ theo kinh nghiệm của Thái Lan và một số nước trong khu vực. Đặc biệt với những hậu quả mà cuộc suy thoái kinh tế để lại trong thời gian vừa qua, có thể dễ dàng nhận thấy một trật tự thế giới mới đang chuyển động. Sự nổi lên của các nền kinh tế khác tiêu biểu là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ sẽ tạo sự cân bằng với kinh tế Mỹ. Việt Nam cần hướng mạnh thu hút FDI từ những thị trường này để nhận được những lợi thế đầu tư của những nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ.

+ Vận động xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và có tiềm năng đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Hướng các hoạt động xúc tiến vào các quỹ đầu tư, vào các ngành công nghiệp đầu ngành và chế tạo máy móc với công nghệ nguồn thuộc các nước có công nghiệp và công nghệ phát triển.

+ Nâng cao chất lượng các cuộc hội thảo quảng bá và xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước. Tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành hoặc các cuộc hội thảo về lĩnh vực đầu tư với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành. Đặc biệt với các địa phương và các ngành, cần chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp với từng dự án, từng tập đoàn, công ty và các nhà đầu tư có tiềm năng rót vốn vào ngành, địa phương mình.

+ Sử dụng các công ty tư vấn ĐTNN nhằm hoạch định chiến lược thu hút FDI dài hạn, nâng cao chất lượng của các dự án kêu gọi đầu tư. Việc sử dụng các công ty tư vấn chuyên nghiệp còn tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN và cũng là cơ hội để các nhà quản lý, các nhà chuyên môn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng quảng bá, xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.

+ Tăng cường tiếp cận và liên kết với đại diện các hiệp hội, các Phòng đại diện Thương mại và Công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài tại Việt Nam (như Đại diện Thương mại và Công nghiệp Đức, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu – EUROCHAM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ - AMCHAM…) và các đại diện Thương mại Việt Nam ở

nước ngoài, để tìm hiểu nguyện vọng các nhà ĐTNN và thu hút mạnh sự đầu tư từ các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào TNCs:

Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc với những kết quả thu hút FDI đáng kể từ TNCs giai đoạn 2001-2005, Việt Nam cần phải tiếp tục vận động xúc tiến đầu tư vào TNCs đặc biệt là các TNCs từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và các nước EU với mục đích tập trung thu hút các kỹ thuật tiên tiến, quản lý hiện đại của các tập đoàn này. Mục tiêu có thể đặt ra đến năm 2020 là thu hút được khoảng 50% số TNCs lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2009 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w