Vai trò của PVFC trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 52 - 60)

- Chiến lược đầu tư chủ động:

TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1.2. Vai trò của PVFC trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam

Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh doanh là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường và là bước phát triển cao hơn của Tập đoàn kinh doanh, làm tăng hiệu quả huy động vốn cho Tập đoàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Tập đoàn và phát huy triệt để sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường tài chính.

Xuất phát từ ý tưởng đó, mô hình Công ty tài chính trong Tổng công ty được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX và Công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào năm 1998 và đến năm 2000- Công ty tài chính Nhà nước cuối cùng (cho đến hiện tại) được thành lập là PVFC- hình thành nhóm Công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước gồm 5 Công ty có vốn điều lệ 305 tỷ VNĐ, gồm:

- Công ty tài chính Dệt may được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động từ năm 1998, trụ sở chính tại TP. HCM, vốn điều lệ khi thành lập là 30 tỷ VNĐ.

- Công ty tài chính Cao su thuộc Tổng công ty Cao su được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động từ năm 1998, trụ sở chính tại Hà Nội, vốn điều lệ khi thành lập là 70 tỷ VNĐ.

- Công ty tài chính Bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động từ năm 1998, trụ sở chính tại Hà Nội, vốn điều lệ khi thành lập là 70 tỷ VNĐ.

- Công ty Tài chính Tàu thuỷ thuộc Tổng công ty Tàu thuỷ được NHNNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động từ năm 2000, trụ sở chính tại Hà Nội, vốn

Thực hiện chủ trương xây dựng Tổng công ty Dầu khí Việt nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, bằng Quyết định số 04/2000/QĐ - VPCP, Chính phủ đã cho phép Tổng công ty Dầu khí Việt nam thành lập Công ty Tài chính Dầu khí - định chế tài chính 100% vốn của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, doanh nghiệp thành viên hạch toán kinh tế độc lập nhằm đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên với chức năng của một tổ chức tín dụng phi Ngân hàng tại Tổng công ty Dầu khí Việt nam để thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến việc quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong Tổng công ty trên nguyên tắc sinh lời.

Với mục đích nói trên, Công ty Tài chính Dầu khí đã ra đời và đã đặt được những dấu mốc quan trọng trên bước đi ban đầu của mình:

19/6/2000: Bằng quyết định số 903/QĐ - HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt nam, Công ty Tài chính Dầu khí được chính thức thành lập.

30/9/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở đầu tiên với đầy đủ trang thiết bị và bộ máy hoạt động tại 34B Hàn Thuyên - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

12/10/2000: Bằng quyết định số 4098/QĐ – HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty được ban hành.

25/10/2000: Thống đốc NHNN chính thức cấp giấy phép số 12/GP - NHNN cho phép Công ty hoạt động và phê chuẩn điều lệ hoạt động của Công ty. 5/2/2001: Lễ khai trương Công ty Tài chính Dầu khí đã được Tổng công ty Dầu khí Việt nam tổ chức trọng thể tại Hà Nội đánh dấu sự hội nhập chính thức của Công ty vào cộng đồng các đơn vị trong Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, vào cộng đồng các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

Với tám năm hình thành và phát triển, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của một định chế tài chính còn non trẻ.

Ngay trong những năm đầu thành lập, dù chỉ với số vốn điều lệ là 100 tỷ, PVFC đã có những bước tăng trưởng và phát triển vượt bậc. Với tư cách là định chế tài chính của PetroVietnam, PVFC đã triển khai các hoạt động:

- Thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư

- Thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế cho PetroVietnam

- Nhận uỷ thác quản lý vốn và các dịch vụ tài chính cho PetroVietnam, các đơn vị thành viên của PetroVietnam.

"Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam" là phương châm trong mọi hành động của PVFC.

* PVFC luôn luôn xác định việc thu xếp vốn tín dụng cho các dự án của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên là nhiệm vụ chính trị hàng đầu.

* Phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu các loại hình kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đưa loại hình kinh doanh này trở thành một thế mạnh của Tổng Công ty sau 2005.

* Xây dựng PVFC trở thành một thành viên quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với phong cách hoạt động tiên tiến, văn hoá, tri thức và hiệu quả cao, một tổ chức chính trị, chuyên môn, quản lý trong sạch, vững mạnh, toàn diện.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 2001-2007 của PVFC

a, Về quản lý:

dụng một hệ thống các quy trình, quy chế có quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, giải quyết những vấn đề cốt lõi trong công tác quản lý đặc biệt là công tác quản lý nhân sự và tạo động lực khuyến khích các tập thể và cá nhân trong Công ty hăng hái thi đua lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

b, Về đầu tư, đổi mới công nghệ:

* Xây dựng các quy trình, quy chế hiện đại hoá công nghệ tài chính ngân hàng.

Trong các năm qua, Công ty đã xây dựng hơn 60 Quy trình nghiệp vụ, Quy chế... trong các lĩnh vực hoạt động. Hệ thống các văn bản Quy trình, Quy chế được hoàn thiện và cập nhật thường xuyên theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cũng đã góp phần vào việc chuẩn hoá toàn bộ các hoạt động của Công ty.

Công tác đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của CBNV được thực hiện thường xuyên... Bên cạnh đó công tác đào tạo nội bộ, đào tạo qua công việc thực tế được quan tâm thực hiện, các hoạt động tự đào tạo, sinh hoạt chuyên môn nâng cao nghiệp vụ đã được triển khai trong toàn hệ thống.

* Đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin:

Hệ thống mạng thông tin và thiết bị tin học của Công ty được đầu tư lắp đặt và vận hành ngay từ ngày đầu Công ty đi vào hoạt động. Hiện nay mạng thông tin đã được nâng cấp đảm bảo việc trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác giữa các đơn vị, thực hiện cung cấp thông tin, xử lý số liệu, phân tích, thẩm định, đánh giá dự án và các thông tin liên quan đến khách hàng bằng hệ thống phần mềm đặc dụng.

* Sử dụng phần mềm Bank 2000 - một phần mềm tài chính ngân hàng chuyên dụng - trong các hoạt động nghiệp vụ của Công ty.

* Tiếp cận và sử dụng thông tin của các hãng tin Reuter, Telerate để cập nhập thường xuyên tình hình biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong nước và thế giới.

* Xây dựng Website riêng tại địa chỉ http://www.pvfc.com.vn để quảng bá hoạt động của Công ty cũng như cung cấp thông tin về tài chính, ngân hàng và dầu khí.

* Sử dụng trang tin điện tử nội bộ PVFCNews để phổ biến tình hình thị trường, các quy trình quy chế, các quyết định của Lãnh đạo Công ty và hệ thống thư điện tử tới từng cán bộ nhân viên cũng như phục vụ công tác luân chuyển văn bản nội bộ.

* Xây dựng hệ thống mạng WAN nối mạng Online toàn Công ty.

c, Hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2002-2007: I,Thu xếp vốn, tín dụng doanh nghiệp

Công ty luôn coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và chủ động bám sát các dự án trong ngành, triển khai thu xếp vốn với phương châm không bỏ sót một dự án nào của ngành Dầu khí, đáp ứng đầy đủ vốn tín dụng cho các dự án đầu tư và hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong ngành tối ưu nhất, đúng tiến độ và thu xếp thành công cho tất cả các dự án đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Chú trọng đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được đảm bảo an toàn và được kiểm soát chặt chẽ.

II, Dịch vụ, tín dụng cá nhân

Đảm bảo chính sách nâng cao chất lượng sống cho CBCNV trong ngành Dầu khí và thực hiện cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho các cá nhân:

CBCNV trong ngành DK, Cho vay cầm cố chứng từ có giá, Cho vay thế chấp tài sản, Cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá, Cho vay mua nhà trả góp...

- Các hoạt động khác như: chuyển kiều hối, thu đổi ngoại tệ, ký quĩ du học..

III, Hoạt động vốn

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh việc đẩy mạnh các kênh huy động truyền thống như huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân cần tăng các hình thức huy động khác như: huy động từ phát hành và đại lý phát hành trái phiếu; nhận uỷ thác đầu tư; huy động từ các quỹ của Chính phủ, Bộ Tài chính và các tổ chức tài chính nước ngoài; quản lý vốn cho PetroVietnam và một số Tập đoàn kinh tế khác của Việt nam; Đẩy mạnh huy động vốn qua thị trường chứng khoán.

IV, Dịch vụ tài chính

Phát triển dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ trong giai đoạn 2006 - 2010 là một trong những nhiệm vụ chiến lược của Công ty Tài chính Dầu Khí. Với định hướng hoạt động tư vấn tài chính tiền tệ là một trong những sản phẩm mũi nhọn của Công ty bao gồm các sản phẩm:

-Tư vấn: tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp, tư vấn tài chính doanh nghiệp/dự án, tư vấn phát hành chứng từ có giá, tư vấn đầu tư...

- Thẩm định

- Quản lý vốn và tài sản

V, Hoạt động đầu tư

Giai đoạn 2006 - 2010 Công ty chủ trương xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động "PVFC là một nhà đầu tư chiến lược"

Phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng vốn uỷ thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành và tham gia một số

dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư.

VI, Hoạt động uỷ thác đầu tư

Nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài ngành Dầu khí. Đầu tư dự án song song với cung cấp các dịch vụ tài chính của PVFC.

VII, Hoạt động chứng khoán

PVFC hoạt động trên thị trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư và nhà tư vấn cho khách hàng về hoạt động của thị trường chứng khoán, là cầu nối của PV và các đơn vị thành viên với thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

VIII, Bao thanh toán

Tập trung vào đối tượng khách hàng là các đơn vị thành viên của PetroVietnam, một số doanh nghiệp khác có quan hệ mật thiết trong hoạt động của Công ty và hoạt động Dầu khí.

IX, Kinh doanh ngoại hối

Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến ngoại hối. Triển khai song song với các sản phẩm dịch vụ sử dụng VNĐ, trong đó ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ như thu xếp chuyển đổi ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chú trọng đầu tư kỹ thuật, xây dựng đội ngũ chuyên gia để triển khai hoạt động ngoại hối đạt hiệu quả cao.

Bảng 4: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh tại PVFC giai đoạn 2002-2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tài sản và nguồn vốn Tổng tài sản 1.230.625 2.895.532 4.207.024 6.828.142 18.143.649 47.993.000 Vốn chủ sở hữu 106.194 112.402 318.531 359.674 1.134.859 3.524.200

Kết quả kinh doanh

Doanh thu 65.534 133.881 214.799 429.127 1.023.421 2.897.692

Chi phí 60.372 127.947 206.499 400.263 897.119 2.281.063

Lợi nhuận trước

thuế 5.162 5.934 8.3 28.864 126.302 616.629 Thuế TNDN phải nộp 1.652 10.512 34.095 156.304 LN thực hiện sau thuế 3.51 5.934 8.3 18.352 92.207 460.325 Các chỉ tiêu tài chính Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (%) 0,42 0,20 0,20 0,42 0,70 1,28

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn

chủ sở hữu (%) 4,86 5,28 2,61 8,03 11,13 17,49%

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh

thu (%) 7,88 4,43 3,86 6,73 12,34 21,13%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ

sở hữu (%) 3,31 5,28 2,61 5,10 8,12 13,06

Từ khi thành lập đến nay, PVFC hoạt động có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao và luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nhìn chung, trong giai đoạn 2002-2007, PVFC đã có những bước trưởng thành nhanh chóng, hoạt động có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2002, PVFC đạt doanh thu 65,5 tỷ đồng và lợi nhuận 5,1 tỷ đồng thì năm 2003 doanh thu đã là 133,8 tỷ đồng, lợi nhuận là 5,9 tỷ đồng. Năm 2004, doanh thu là 214,8 tỷ đồng, lợi nhuận 8,3 tỷ đồng. Năm 2005 doanh thu đạt 429 tỷ đồng, lợi nhuận 28,8 tỷ đồng. Năm 2006, doanh thu và lợi nhuận đạt 1.023 tỷ đồng

và 126 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2007, doanh thu và lợi nhuận của PVFC lần lượt là 2.897 tỷ và lợi nhuận là 460 tỷ. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của doanh thu và lợi nhuận từ 2001 đến hết năm 2007 là 235% và 224%, đây là một tỷ lệ khá cao cho thấy sự tăng trưởng liên tục của PVFC.

Tăng trưởng của PVFC còn được thể hiện qua quy mô hoạt động ngày càng mở rộng. Tổng tài sản qua các năm là năm 2001: 360 tỷ đồng; năm 2002: 1.231 tỷ đồng; năm 2003: 2.900 tỷ đồng; năm 2004: 4.207 tỷ đồng và năm 2005 là 6.877 tỷ, đến năm 2007 đã là 48.000 tỷ đồng. Nhìn chung, quy mô hoạt động của PVFC tăng trưởng qua các năm đều cao với tỷ lệ gấp 2 lần qua các năm.

Đặc biệt, năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt của PVFC khi công ty đã thực hiện thành công tiến trình cổ phần hoá, chuyển từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang mô hình Tổng Công ty cổ phần. Ngày 19/10/2007, thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội, PVFC đã thực hiện thành công đợt đấu giá IPO, qua đó Cổ phần Nhà nước nắm giữ là 70%, cổ phần bán ra ngoài là 30%.

Với tám năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn cho đến nay PVFC đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Từ số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng với 8 người đầu tiên đặt nền móng xây dựng Công ty, PVFC đã phát triển thành một Tổng Công ty với VĐL 5000 tỷ đồng, doanh thu năm 2007 đạt 3.180 tỷ, lợi nhuận hơn 460 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 48.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của PVFC trải khắp đất nước với hơn 1400 cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w