Một đặc trưng của các DNNVV ở nước ta là khi doanh nghiệp hình thành nguồn vốn tự có rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh. Khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để vay. Với nguồn vốn tự có hạn chế, không có tài sản đảm bảo, công nghệ sản xuất còn thấp kém, khả năng lập dự án còn yếu, trình độ quản lý chưa cao,…làm cho các ngân hàng chưa tin tưởng vào khả năng phát triển của doanh nghiệp dẫn đến khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng là rất khó khăn đối với các DNNVV. Một trong những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ chính bản thân của các DNNVV. Phần lớn các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về tài sản đảm bảo, tính minh bạch tài chính,…
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguồn vốn Tỷ lệ %
- Vốn tự có 36,25
- Vốn vay ngân hàng 45,31
- Vốn khác 18,44
Nguồn : Báo cáo NHNN, 2008
Trong cơ cấu vốn của DNNVV thì tỷ trọng vốn vay ngân hàng lên đến trên 45%, điều này cho thấy vốn tín dụng ngân hàng giữ một vai trò quan trọng đối với DNNVV.
Theo nghiên cứu mới đây của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có đến 74,47% doanh nghiệp được điều tra cho hay, ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ. Theo điều tra 282 doanh nghiệp thì có đến 79,2% doanh nghiệp có vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp Tỷ lệ %
- Đúng nhu cầu 10,5 - Thỏa mãn ¾ nhu cầu 26,1
- Đáp ứng ½ nhu cầu 33,5 - Chỉ vay được ¼ nhu cầu 29,8
Nguồn : VCCI, 2008
Nhu cầu về vốn của DNNVV chủ yếu là vốn vay ngân hàng nhưng mức độ đáp ứng vốn cho doanh nghiệp của ngân hàng chỉ vào khoảng 30-40%.
DNNVV hiện nay khó tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng, một số khó khăn được tổng hợp như sau :
Bảng 2.3 Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Khó khăn Tỷ lệ %
- Lãi suất vay cao 73,8
- Thiếu tài sản thế chấp 29,6 - Vướng mắc về thủ tục hành chính 23,7
- Khó khăn về lập phương án kinh doanh 19,1
Nguồn : VCCI, 2008
Trong những khó khăn mà DNNVV gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì khó khăn do lãi suất vay cao chiếm tỷ lệ đáng kể 73,8%. Doanh nghiệp hoạt động phải có lãi trên 20% mới đủ trả lãi vay cho ngân hàng đã là một vấn đề hết sức khó khăn chưa kể đến phần lợi nhuận đủ để trang trãi các chi phí khác của doanh nghiệp.
Bảng 2.4 Lãi suất cho vay phổ biến hiện nay của khối ngân hàng (%/năm)
Loại tiền Ngắn hạn Trung và dài hạn
VND 20,00 20,50 Nhóm NHTM Nhà nước USD 8,24 8,94 VND 20,20 20,50 Nhóm NHTM Cổ phần USD 9,59 10,09 Nguồn : NHNN, 2008
Về phía các ngân hàng ngày càng có các chính sách mở rộng tín dụng cho khách hàng, dư nợ tín dụng ngân hàng tăng qua các năm.
Biểu đồ 2.2 Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng từ năm 2005-2008
175,727 226,336 577,850 397,172 109,777 175,643 256,727 299,472 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2005 2006 2007 7 tháng/2008 Năm Tỷđồng Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ của DNNVV Nguồn: NHNN, 2008
Theo báo cáo của NHNN, tháng 07/2008, dư nợ cho vay nền kinh tế ước tăng 18,36% so với thời điểm cuối năm 2007. Theo báo cáo mới nhất từ 6 NHTM Nhà nước, 31 NHTM Cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cho biết, đến nay tổng số doanh nghiệp đang còn quan hệ tín dụng với ngân hàng 163.673 doanh nghiệp, chiếm trên 50% số DNNVV với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ. Trong các DNNVV hiện đang có quan hệ tín dụng với các NHTM, 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu
quả, 73,2% DNNVV hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn.
Trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các NHTM đối với DNNVV là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7%, khối NHTM Cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%, khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%.
Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/07/2008 của các NHTM đạt 299.472 tỷ đồng chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng 16,65% so với 31/12/2007 và tăng 70,5% so với 31/12/2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm 73,05%, cho vay trung dài hạn chiếm 26,95%.
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo ngành
Tỷ lệ %
- Nông nghiệp 5,1% - Công nghiệp và xây dựng 38,51%
- Thương mại và dịch vụ 56,39%
Nguồn : Báo cáo NHNN, 2008
Tỷ trọng dư nợ cho vay tập trung chủ yếu ở cho ngành thương mại và dịch vụ, kế đến là công nghiệp và xây dựng và sau cùng là dành cho nông nghiệp.
Hiện nay, doanh số và dư nợ cho vay các DNNVV của ngành ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Nhiều NHTM Cổ phần đã tập trung cho vay các DNNVV lên tới trên 70% dư nợ, một số chi nhánh của NHTM Nhà nước có dư nợ cho vay các DNNVV đạt trên 95%. Ngân hàng ngày càng có chính sách riêng và hỗ trợ các DNNVV thông qua việc tư vấn, làm đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp,…
Các ngân hàng mở rộng tín dụng cho DNNVV không chỉ giúp cho DNNVV có vốn để tiếp tục hoạt động mà còn giúp cho các ngân hàng mở rộng nguồn thu vì hoạt động cho vay là mảng hoạt động chính của ngân hàng, tín dụng là sản phẩm quan trọng, nguồn thu từ tín dụng chiếm từ 70-90% trong tổng thu nhập, trong khi đó thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm từ 1-22%.
Bảng 2.6 Tỷ lệ cho vay/huy động, thu nhập từ hoạt động dịch vụ ở một số ngân hàng
Tên ngân hàng Tỷ lệ cho vay/huy động (%) Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ (%) - MHB 151,5 1-2 - Habubank 129,5 12,0 - NH Đông Á 121,4 22,0 - NH NN & PTNT 115,7 3,0 - NH Quốc tế 104,5 7,0 - NH An Bình 101,0 1-2 - NH Kỹ Thương 81,9 15,0 - NH Sài gòn thương tín 79,0 8,0 - NH Á Châu 64,2 9,0 - NH Quân đội 61,3 9,0 - NH ngoại thương 10,0
- NH Đầu tư và Phát triển 8,0
Nguồn : Tổng hợp từ internet, 2008
Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi ở Việt Nam hiện đang ở mức 107%, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình trong khu vực Châu Á là 83%. Điều này cho thấy các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay sử dụng hết các nguồn tiền huy động để
cho vay nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho các DNNVV vẫn chưa cao cho thấy giữa ngân hàng và các DNNVV còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ. So với các hình thức tìm nguồn tài trợ khác thì nguồn tài trợ từ tín dụng ngân hàng được các DNNVV biết đến nhiều nhất do số lượng các ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua đã tăng trưởng nhanh chóng về cả số lượng và quy mô, hệ thống các chi nhánh cũng ngày càng được mở rộng.
Bảng 2.7 Số lượng ngân hàng giai đoạn từ 1991-2007
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 NHTM Quốc doanh 4 4 4 5 5 5 5 5 5 NHTM Cổ phần 4 41 48 51 48 39 37 37 37 Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29 31 33 NH Liên doanh 1 3 4 4 4 4 4 5 5 Tổng số 9 56 74 84 83 74 75 78 80 Nguồn: BVSC
Bảng 2.8 Số lượng chi nhánh của các ngân hàng năm 2007
36 50 56 64 65 82 107 126 128 130 211 150 204 412 832 2000 0 500 1000 1500 2000 2500
HBB SEA B ABB EIB M B VIB EA B ACB VP TCB STB M HB VCB BIDV ICB AGRI
Ngân hàng Số lượng CN
* Các chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho DNNVV hiện nay :
Về phía các ngân hàng, DNNVV là đối tượng quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Nhu cầu vốn của DNNVV là rất lớn, do đó việc khơi thông dòng chảy cho vốn qua kênh ngân hàng rất có ích, giải phóng được nguồn vốn ứ đọng của hệ thống ngân hàng.
- Đối với ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Vietinbank đã có 8 sản phẩm tín dụng dành riêng cho khách hàng DNNVV cùng với hàng loạt các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, tư vấn, giới thiệu và hỗ trợ khách hàng tham gia các hoạt động dành cho DNNVV. Hiện tại, DNNVV chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng của Vietinbank với dư nợ tín dụng chiếm khoảng 50%. Ngân hàng Công thương Việt Nam là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với các tổ chức tài chính APEC tài trợ DNNVV và được nhiều tổ chức quốc tế lựa chọn là đối tác thực hiện các chương trình dành cho DNNVV.
- Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN & PTNT VN) cũng xác định DNNVV là nhóm khách hàng quan trọng cần được ưu tiên. Đến 31/08/2007 dư nợ cho vay DNNVV tại ngân hàng tăng gấp 20 lần so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 100%. Dự kiến, đến năm 2010 tổng dư nợ DNNVV chiếm 35-40% tổng dư nợ cho vay.
- Theo Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) với tiêu chí xếp loại DNNVV là doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu USD, có vốn từ 2 triệu USD trở xuống thì số lượng doanh nghiệp này chiếm 35-40% trong tổng số khách hàng công ty của HSBC.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố chương trình Hỗ trợ tín dụng cho DNNVV góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2008-2010 như sau :
+ Về tín dụng, BIDV dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho chương trình tái cấu trúc nợ đối với các DNNVV vượt qua khó khăn trong giai đoạn lạm phát cao. Theo lộ trình, năm 2008 là 3.000 tỷ đồng, 2009 là 10.000 tỷ đồng, 2010 là 20.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với các DNNVV đạt 100.000 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dư nợ cho vay của BIDV.
+ Về dịch vụ, BIDV cung ứng các dịch vụ như tư vấn hỗ trợ lập dự án và thu xếp vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán,…,các dịch vụ trọn gói như tiền gửi, dịch vụ tài khoản, dịch vụ chi trả lương, các sản phẩm phái sinh,… + Về tái cấu trúc tài chính, BIDV tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, tăng khả năng huy động vốn hoặc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
+ Về cơ cấu nợ, bao gồm việc gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ và cơ cấu nợ.
- Ngân hàng Kỹ Thương với khoản tài trợ 320 tỷ đồng từ IFC dành riêng cho việc cấp vốn cho các DNNVV Việt Nam, Techcombank đã mở rộng thêm các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hỗ trợ, cấp vốn cho các DNNVV, các DNNVV sẽ có dịp tiếp cận nguồn tài chính dể dàng hơn.
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tháng 09/2008 cũng đã đẩy mạnh Chương trình cho vay DNNVV bằng việc dành thêm 3.000 tỷ đồng trong kế hoạch phát triển tín dụng năm 2008. Hiện tại, tỷ trọng DNNVV trong tổng danh mục tín dụng của Vietcombank đạt khoảng 22%.
Bên cạnh rất nhiều các chính sách hỗ trợ vay vốn từ phía ngân hàng cho các DNNVV, tuy nhiên các DNNVV cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn này vì ngân hàng và doanh nghiệp chưa gặp gỡ được nhau do các chính sách của ngân hàng chưa được phổ biến đến các doanh nghiệp và các doanh nghiệp thì chưa am hiểu về các quy trình, thủ tục của ngân hàng.
* Một số khó khăn trong quá trình DNNVV tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Một điều tra gần đây của Tổng cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, chỉ có trên 32% số DNNVV có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng (chủ yếu là NHTM), trong khi đó có hơn 35% số DNNVV khó tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Tỷ lệ hồ sơ vay vốn của DNNVV được ngân hàng chấp thuận cho vay chỉ vào khoảng 30-40%. Thực trạng trên cần được xem xét từ cả hai phía : phía các DNNVV và phía các ngân hàng.
- Khó khăn từ phía ngân hàng :
+ Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế lạm phát cao, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, NHNN giới hạn tăng trưởng tín dụng của các NHTM không quá 30%, các NHTM cũng đã hạn chế cho vay hay cho vay cầm chừng.
+ Từ đầu năm 2008 đến nay, tỷ lệ lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng Nhà nước quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại mua trái phiếu chính phủ với số tiền lớn khiến cho các Ngân hàng thương mại khan hiếm nguồn tiền, điều này đã dẫn đến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn đáng kể trên 20% để thu hút được nguồn vốn trong dân. Lãi suất đầu vào tăng cao như vậy dẫn đến hệ quả của nó là lãi suất đầu ra, lãi suất cho vay của các ngân hàng cao ngất ngưỡng cộng với các chi phí liên quan và thậm chí là siết chặt tín dụng khiến cho các
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vồn từ ngân hàng. Các ngân hàng được tự chủ điều chỉnh lãi suất khiến thị trường vốn tăng cao ngất ngưỡng. Huy động vốn với lãi suất cao cho nên lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng rất cao (tương đương 21% và các khoản phí khác do ngân hàng quy định) vượt quá khả năng của các DNNVV. Trong bối cảnh hiện nay, không thể đòi hỏi một năm 20% lợi nhuận ròng như trước, doanh nghiệp chỉ cần duy trì được, giữ được công việc cho nhân công đã là một nổ lực lớn.
+ Hiện nay nhiều ngân hàng đã đánh giá cao khả năng phát triển của DNNVV, tuy nhiên vẫn có khoảng cách giữa DNNVV với ngân hàng do cơ chế thế chấp, tín chấp áp dụng đối với các DNNVV còn nhiều khó khăn và hạn chế. Số vốn mà doanh nghiệp vay được chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% so với nhu cầu. + Theo quy chế của ngân hàng các ngân hàng tạm thời không giải quyết cho vay bằng ngoại tệ (USD), còn cho vay bằng VNĐ cũng rất hạn chế. Việc này đã tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu có nguồn thu từ USD và thanh toán cho nhà cung cấp bằng USD. Và các doanh nghiệp trước đây đã vay vốn ngân hàng bằng USD thì nay phải mua ngoại tệ trả nợ vay cho ngân hàng đồng thời phải gánh chịu một mức chênh lệch tỷ giá rất lớn do các ngân hàng bán USD cho doanh nghiệp không theo giá công bố mà theo tỷ giá thõa thuận của ngân hàng đã đưa doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn. Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn thì lại càng khó khăn hơn.
Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì mặt khó rơi vào các doanh nghiệp đang khát vốn đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát, giá cả leo thang. Vấn đề ở đây không phải chỉ là lãi suất vay ngân hàng cao mà vấn đề là tình trạng hiện nay