Căn cứ để xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai sang thị trường EU đến năm 2015 (Trang 59 - 60)

- Với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu được gần gũi với thiên nhiên thực sự là nhu cầu thiết yếu đối với mọi người. Sau những giây phút làm việc mệt mỏi, hầu như mọi người điều muốn được thư giãn, nghỉ ngơi, ngắm cảnh vật thiên nhiên, tìm hiểu các nền văn hóa khác… Gốm mỹ nghệ là một trong những sản phẩm có thể giúp cho mọi người thoải mãn nhu cầu này. Do đó, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gốm mỹ nghệ có xu hướng ngày càng tăng, nhất là đối với các nước công nghiệp phát triển như EU.

- Gốm mỹ nghệ là mặt hàng có lợi thếđể phát triển của tỉnh Đồng Nai do đây là ngành nghề truyền thống của tỉnh, được nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển, nguồn nguyên vật liệu để sản xuất dồi dào, có sẵn trong nước, lao động khéo léo, cần cù, chi phí lao động khá rẻ... Đồng thời, đây cũng là mặt hàng không cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn như nhiều ngành nghề khác, chi phí cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để sản xuất gốm hiện tại khá rẻ.

- Xuất khẩu gốm đã đang và đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung. Đồng thời, giúp giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Hơn nữa, việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn mang giá trị giao lưu văn hóa, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.

- EU là được xem làm một trong những thị trường tiêu thụ chính đối với mặt hàng gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai. Song tính cạnh tranh tại thị trường này rất gay gắt. Người tiêu dùng thị trường EU có những đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng như các vấn đề về mức độ an toàn đối với người sử dụng, vấn đề về vệ sinh môi trường.

- Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gốm mỹ nghệĐồng Nai còn tồn tại nhiều nhược điểm cần phải khắc phục như:

+ Vấn đề về tài chính: Các doanh nghiệp gốm hầu nhưđều rơi vào tình trạng thiếu vốn để đầu tưđể mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ.

+ Vấn đề chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, tỉ lệ phế phẩm cao.

+ Vấn đề nguồn lực con người vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng dẫn đến năng suất lao động thấp, nguồn lao động không ổn định.

+ Công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém. + Vấn đề mẫu mã sản phẩm còn nghèo nàn, đơn điệu.

+ Vấn đề công tác marketing còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức. + Tình hình về quy hoạch ngành gốm Đồng Nai còn triển khai quá chậm. Do đó, để khắc phục các nhược điểm nêu trên thì trước hết chúng ta phải đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp ngành gốm phát triển bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai sang thị trường EU đến năm 2015 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)