Giải pháp về thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường Mỹ Hòa Long xuyên An Giang (Trang 56 - 58)

- Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu

4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ.

Các giai đoạn canh tác gian nan, đổ bao mồ hôi nước mắt, tốn biết bao chi phí… đã khép lại, và giờ đây là lúc mà bà con ngồi đếm tiền khi bán lúa. Tuy nhiên niềm vui đếm tiền chưa hẳn đã hoàn toàn đến với bà con nếu như không có thị trường tiêu thụ tốt hoặc giá bán không cao. Để niềm vui ấy vẫn mãi trong lòng mỗi nông dân thì chúng ta cần nổ lực tìm kiếm cho bà con những thị trường tiêu thụ tốt và có sự liên kết chặt chẽ với nông dân.

Bên cạnh việc đưa ra quy trình sản xuất có hiệu quả, hướng người nông dân áp dụng vào sản xuất thực tiễn để từ đó tăng năng suất cây trồng, sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết giảm chi phí sản xuất, mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho người nông, thì việc giúp người nông dân an tâm sản xuất thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, cũng là một việc hết sức cấp bách và quan trọng trong công tác khuyến nông hiện nay .

Hiện nay các thông tin về thị trường tiêu thụ và về giá cả thị trường đang diễn ra rất sôi động, tuy nhiên vẫn chưa có dự báo cụ thể nào trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn về sự biến động của thị trường. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng người nông dân vẫn có thói quen sản xuất cài mính có hoặc sản xuất những mặt hàng có giá trị cao tại thời điểm đầu tư, đó chính là nguyên nhân của sản xuất tự phát và sản xuất chạy theo phong trào mà không có một dự đoán chính xác nào. Vì vậy đến khi thu hoạch thì bị hụt hẫn về thị trường tiêu thụ không ổn định hoặc giá cả bấp bênh.

Đối với lĩnh vực lúa gạo thói quen của nông dân chính là sản xuất các giống mà từ lâu họ đã quen sản xuất, mỗi người một giống. Tạo đa dạng về chủng loại giống không phù hợp với với nhu cầu thị trường và làm giảm đáng kể lợi nhuận của nông dân.

Chính vì vậy để đảm bảo thị trường đầu ra ổn định thì việc tìm kiếm thị trường là điều quan tâm hàng đầu. Phải hiểu rõ thị trường cần gì để từ đó hướng nông dân vào sản xuất sản phẩm đúng cái thị trường cần.

Để có thị trường tiêu thụ lúa tốt thì đơn thuần mỗi nông dân sẽ không bao giờ làm được điều đó. Chính vì vậy mà cần sự hỗ trợ của các cán bộ kinh tế Phường trong quá trình ký kết các hợp đồng, tìm các đơn vị thu mua, liên kết với các công ty lương thực, các nhà máy xay xác…nhằm đảm bảo đầu ra cho nông dân trên Phường.

Để đạt được điều đó, công tác khuyến nông với việc phối hợp với các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm không thể thiếu được, và mang ý nghĩa chiến lược kinh tế ổn định và lâu dài.

Phương pháp thực hiện được thể hiện như sau :

- Trung tâm khuyến nông: Đưa ra quy trình kỹ thuật sản xuất, giúp người nông dân tiếp cận và ứng dụng một cách có hiệu quả nhất. Quy hoạch vùng sản xuất theo định hướng phát triển của Doanh nghiệp. Hiện nay việc sản xuất từ 1 đến 2 bộ giống trên vùng là rất cần thiết.

- Các cơ quan Đoàn, thể, cán bộ nông nghiệp Phường: Tổ chức vận động và tập hợp nông dân tham gia vào các tổ nhóm liên kết sản xuất, các câu lạc bộ nông dân. Hướng đến sự liên kết hợp tác sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sản xuất đơn lẻ.

Hiện nay trên địa bàn Phường Mỹ Hòa đang phát triển mô hình sản xuất lúa nhật, phát triển mô hình này sẽ mang lại cho nông dân nhiều thuận lợi, nông dân kỹ hợp đồng với công ty Agimex – Kitoku. Theo đó công ty Agimex – Kitoku sẽ trực tiếp cung cấp giống cho nông dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch.

Tóm lại: Giải pháp thị trường tiêu thụ sẽ giúp bà con nông dân an tâm hơn để sản

xuất, thị trường tiêu thụ được ổn định lợi nhuận thu lại của bà con nông dân sẽ được nâng cao, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất và chất lượng hạt lúa, duy trì và phát triển nền nông nghiệp truyền thống bền vững.

Kết luận chung: Giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại

Phường Mỹ Hòa có hai cách để thực hiện: (1) Tăng thu nhập đầu ra cho bà con nông dân; (2) giảm chi phí đầu vào trong quá trình canh tác.

Việc tăng thu nhập đầu ra:

+ Tăng năng suất: Hiện tại năng suất lúa tối đa mà bà con nông dân đạt được là khoảng 55 giạ - 60 giạ/công (tương đương 11 tấn – 12 tấn/ha). Đây cũng là năng suất đỉnh trong hiện tại của việc sản xuất lúa, khó có thể có năng suất cao hơn. Do vậy việc tăng năng suất rất khó thực hiện.

+ Tăng giá bán lúa: Tăng giá bán bằng cách tạo ra sản phẩm tốt có chất lượng (hạt sáng, gạo trong, không gãy…) thì khi đó giá bán sẽ cao hơn thông thường. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là giá bán vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường và do thị trường quyết định, do vậy chúng ta rất khó kiểm soát.

Giảm chi phí đầu vào trong quá trình canh tác: Là việc thực hiện tốt các giải pháp về giống về kỹ thuật canh tác,…áp dụng chương trình canh tác 3 giảm 3 tăng kết quả cho thấy chi phí sản xuất lúa của nông dân giảm đáng kể so với canh tác thông thường như: các chi phí về giống, chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí phun xịt, chi phí bơm nước và các chi phí canh tác khác.

Bảng 4.9. Lợi nhuận mang lại từ việc áp dụng các giải pháp nâng cao lợi nhuận trong canh tác lúa

Các yếu tố Ruộng thường Ruộng 3G3T Đơn giá (ngàn đồng) Thành tiền (ngàn đồng) Chênh lệch (ngàn đồng) Ruộng thường Ruộng 3G3T I/ Giống (kg) 75,6 42 33,6 Giống thường 18 10 2,9 52,2 29 23 Giống xác nhận 18 10 5,5 99 55 44 II/ Thuốc BVTV (lít) 29 24,5 3.806 3.205,8 600,2 Thuốc diệt cỏ 13 11,8 108 1.404 1.274,8 Thuốc trừ sâu 4 3 93 372 279 Thuốc trừ rầy 2 1,5 90 180 135 Thuốc trừ bệnh & dưỡng cây 10 8,2 185 1.850 1.517 III/ Phân bón (kg) 930 882,9 4.175,8 3.978,6 197,2 Đạm (N) 450 427,5 4,7 2.115 2.009,3 Lân (P) 50 45 1,4 70 63 Kali (K) 70 65 2,6 184,8 171,6 Hỗn hợp NPK 170 164,9 4,8 816 791,5 Hỗn hợp DAP 150 145,5 5,4 810 785,7 Phân khác 40 35 4,5 180 157,5

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường Mỹ Hòa Long xuyên An Giang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w