IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.6 Tình hình dịch bệnh
Theo kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy, tình hình dịch bệnh tại tỉnh Cà Mau xảy ra khá phức tạp. Những bệnh có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng do các hộ nông dân miêu tả trong quá trình điều tra 80 hộ nuôi tôm tại đây được chúng tôi thể hiện qua Bảng sau:
Bảng 4.9 Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Cà Mau
Tên Bệnh Dấu Hiệu Tần Số Tỷ Lệ (%)
Đốm trắng Trên thân tôm xuất hiện đốm trắng, tôm bỏ ăn, chết hàng loạt. 4 5,00 Đen mang Mang tôm có màu đen, tôm yếu, dạt vào bờ, bỏ ăn và chết rải rác. 9 11,25 Bệnh phát sáng Tôm phát sáng khi bơi trong nước vào buổi tối, thân có màu trắng đục, chậm lớn. 2 2,50 Đóng rong Thân tôm bẩn và nhớt, tôm ít hoạt động 14 17,50 Ăn mòn vỏ kitin Đuôi tôm bị phồng, cụt râu, chân bò, chân bơi bị mòn. 3 3,75 Mềm vỏ Tôm bị mềm vỏ trong thời gian dài, có chết rải rác. 11 13,75 Phân trắng
Phân trắng nổi lên mặt nước ở góc ao cuối gió, tôm giảm ăn tôm chết rải rác, có trường hợp
tôm chết hàng loạt. 5 6,25
Bệnh khác Tôm chết nhưng không rõ nguyên nhân. 3 3,75 Theo Bảng trên thì tôm sú nuôi công nghiệp ở Cà Mau thường gặp 7 bệnh chính, trong đó bệnh đóng rong có tần số xuất hiện cao nhất 14 hộ chiếm 17,5%, kế đến là bệnh mềm vỏ với 11 hộ chiếm 13,75%, bệnh đen mang 9 hộ chiếm 11,25%, bệnh phân trắng 5 hộ chiếm 6,25%, bệnh đốm trắng 4 hộ chiếm 5%, bệnh ăn mòn vỏ kitin 3 hộ chiếm 3,75%, bệnh phát sáng 2 hộ chiếm 2,5%. Trong đó tác nhân gây bệnh chính vẫn là virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và tác nhân môi trường.
Qua tìm hiểu 4 hộ nuôi tôm có dịch bệnh đốm trắng xảy ra chúng tôi nhận thấy, tôm bị bệnh sau tháng nuôi thứ 2 trở lên, trong quá trình nuôi các ao đều không thay nước, tôm giống đều được xét nghiệm PCR không có dấu hiệu bệnh, vì vậy chúng tôi có thể khẳng định nguyên nhân chính gây bệnh là do ký chủ trung gian mang mần bệnh từ ngoài vào ao nuôi.
Ngoài ra, có 3 hộ nuôi tôm có hiện tượng tôm chết nhưng không rõ dấu hiệu bệnh lý nên các bệnh đó không được mô tả.