Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA)

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Trang 33 - 37)

I. Tổng quan về các công ty tư vấn kế toán và kiểm toán hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

1. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA)

1.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình thành lập

Mười lăm năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có bước tiến dài. Năm 1991, Bộ tài chính thành lập hai công ty là doanh nghiệp Nhà nước làm kiểm toán, đó là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC). Sau khi có luật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng các công ty kiểm toán thành lập mới tăng nhanh. Năm 2001, dự kiến đến năm2010 có 100 công ty nhưng đến nay cả nước đã có 128 công ty kiểm toán với trên 7000 người làm việc, trong đó 4 công ty 100% vốn nước nước ngoài, 13 công ty của Việt Nam là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, 1434 người được Bộ trưởng Bộ tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên, trên 200 kiểm toán viên đạt trình độ quốc tế. Năm 2005 đã cung cấp trên 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho 12000 khách hàng với doanh thu 662 tỷ đồng.

Chất lượng kiểm toán phụ thuộc chất lượng kiểm toán viên. Từ trước đến nay, Bộ tài chính đều thực hiện quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ kiểm toán viên. Gần đây, các tổ chức quốc tế đều yêu cầu Nhà nước chuyển giao công việc quản lý ngành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp.

Để tạo dựng Hội nghề nghiệp đảm trách chức năng quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, theo đề nghị của Bộ Tài chính, được phép của Bộ Nội vụ,

ngày 15/4/2005 Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006. Ngày 14/07/2005 tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ tài chính đã chính thức chuyển giao chức năng quản lý ngành nghề kế toán, kiểm toán cho VACPA. Từ ngày 01/01/2007 VACPA đã triển khai toàn bộ chức năng được giao. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới cho nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Kể từ đây, những người hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có một tổ chức nghề nghiệp độc lập, tự cân đối và tự quản lý riêng. Hội sẽ hỗ trợ, đào tạo, cập nhật chuyên môn, kiểm soát chất lượng dịch vụ, đào tạo nghề nghiệp, trao đổi vướng mắc, kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng và uy tín Hội viên, duy trì và phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam sánh vai với bè bạn trong khu vực và quốc tế.

Nguyên tắc tổ chức

Hội được tổ chức theo nguyên tắc tập trung từ Trung ương trực tiếp đến Hội viên, gồm:

+ Ban chấp hành Hội + Ban thường trực Hội

+ Các ban chuyên môn : Ban đào tạo, Ban Tư vấn, Ban Kiểm tra, Ban Đối ngoại.

+ Văn phòng Hội.

Tôn chỉ, mục đích hoạt động.

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ( VACPA) là tổ chức nghề nghiệp của các cá nhân và doanh nghiệp hành nghề kiểm toán độc lập chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Hội hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết các kiểm toán viên; duy trì, phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ và danh tiếng kiểm toán viên,

nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm góp phần tăng cường quản lý kinh tế, tài chính cho các doanh nghiệp và đất nước; mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.2. Bộ máy quản lý1.2.1. Đại hội đại biểu. 1.2.1. Đại hội đại biểu.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu

Nhiệm kỳ Đại hội là ba năm do Ban chấp hành triệu tập. Ban chấp hành có thể triệu tập Đại hội bất thường khi có 2/3 số Ủy viên Ban chấp hành hoặc 1/2 tổng số Hội viên chính thức đề nghị.

Nhiệm vụ củ Đại hội

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ mới, quyết định mức thu hội phí theo từng loại Hôi viên.

+ Thảo luận và thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của Hội ( nếu có).

+ Thông qua báo cáo thu, chi tài chính nhiệm kỳ mới, quyết định mức thu hội phí theo từng loại Hội viên.

+ Quyết định số lượng thành viên ban chấp hành Hội, bầu Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ mới.

1.2.2. Ban chấp hành Hội.

Ban chấp hành Hội gồm 15 người có uy tín, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, năng lực va giầu kinh nghiệm quản lý, điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt.

Ban chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, Ban chấp hành họp mỗi năm từ 1 đến 2 lần hoặc họp bất thường do Chủ tịch Hội triệu tập khi có quá 1/2 số thành viên Ban chấp hành yêu cầu.

Giữa hai nhiệm kỳ Đại hội nếu thiểu hụt từ 4 Ủy viên Ban chấp hành trở lên thì được bầu bổ sung

Ban chấp hành Hội bầu chủ tịch và hai phó chủ tịch là thành viên Ban lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán hoặc là viên chức Nhà nước hoặc cơ quan khác không phải là doanh nghiệp kiểm toán.

Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội

+ Sau Đai hội, Ban chấp hành bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Ban kiểm tra.

+ Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành hoặc các ký sinh hoạt hôi viên hàng năm.

+ Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ; Tổ chức thực hiện chương trình theo nghị quyết Đại hội

+ Soạn thảo Báo cáo tổng kết hàng năm, xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm sau

+ Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội, tổ chức các kỳ sinh hoạt Hội viên hoặc Đại hội bất thường

+ Lãnh đạo thực hiện điều lệ Hội.

1.2.3. Ban thường trực Hội.

Ban thường trực Hội là cơ quan thường trực của Ban chấp hành, có nhiệm vụ điều hành việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị Ban chấp hành giữa hai kỳ họp.

Ban thường trực có chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký và các ủy viên. Ban thường trực 6 tháng họp một lần và họp bất thường do chủ tịch triệu tập hoặc khi có quá 1/2 số ủy viên ban thường trực yêu cầu.

1.2.4. Ban kiểm tra của Hội.

Ban chấp hành bầu ra ban kiểm tra gồm:Trưởng ban, phó trưởng ban và một số ủy viên. Trưởng ban kiểm tra phải là Ủy viên Ban chấp hành Hội

Ban kiểm tra của hội có nhiệm vụ:

+ Kiểm tra việc thực hiện điều lệ của hội + Kiểm tra các hoạt động của ban chấp hành + Kiểm tra tài chính của hội

+ xem xét và giải quyết các đơn thư (nếu có)

Trưởng ban kiểm tra được mới tham dự hội nghị thường kì của ban thường trưc. Ban kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với ban chấp hành và cóc quyền kiến nghịnhững biện pháp cần thiết, kể cả kiến nghị triệu tập đại hội bất thường để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách phát sinh.

1.2.5. văn phòng hội và các ban chuyên môn

Văn phòng hội và các ban chuyên môn do ban thường trực đề nghị chủ tịch hội quyết định.

Văn phòng hội và các ban chuyên môn là bộn phận giúp việc cho ban thường trực và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch hội hoặc tổng thư kí theo phân công của chủ tịch hội

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w